Thứ sáu (11/10/2024)

Bản sao là gì? Giá trị pháp lý của bản sao?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Bản sao theo quy định pháp luật là gì? Giá trị pháp lý của bản sao như thế nào? Bản photo có phải bản sao không?

Bản sao là gì?

Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ bản chính giải nghĩa như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Theo quy định này, có thể thấy “bản sao” mang đầy đủ thông tin của bản gốc. Tuy nhiên, thông thường trong việc thực hiện các thủ tục hành chính nếu bản sao không được xác nhận thì sẽ không được công nhân. Theo đó việc “chứng thực bản sao từ bản chính” là yêu cầu khi sử dụng bản sao trong các giao dịch hàng ngày.

Giá trị pháp lý của bản sao

Theo quy định tại điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trách nhiệm của cơ quan tổ chức khi tiếp nhận bản sao?

Đồng thời Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao
1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Một số quy định khác về bản sao

Quy định bản sao tại luật doanh nghiệp 2020

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản sao là giấy tờ được sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã được đối chiếu với bản chính.

Bản sao và bản photo công chứng khác gì nhau?

Cụm từ “photo công chứng” được dùng khá phổ biến, nhưng theo thuật ngữ pháp lý thì cụm từ này đang bị dùng sai. Chính xác là “bản sao y chứng thực” được hiểu là bản sao y và được chứng thực sao từ bản chính của các cơ quan có thẩm quyền chứng thực (UBND xã, phường, văn phòng công chứng). Hiên nay, ngoài việc sao y chứng thực từ bản giấy, người dân có có thể yêu cầu bản chứng thực bản sao điện tử.

Phân biệt bản sao và bản photo

Bản sao
– Bản chụp, hoặc bản đánh máy
– Được cơ quan có thẩm quyền công nhận nếu được chứng thực sao y từ bản chính
– Thuật ngữ pháp lý

Bản photo
– Được photo từ máy photocopy (bản chất là chụp lại bản gốc và in ra)
– Không được cơ quan có thẩm quyền công nhận
– Cách gọi phổ thông

Mẫu bản sao y chứng thực
Mẫu bản sao y chứng thực

Xem thêm: Chứng thực bản sao từ bản chính

1. Bản sao có giá trị 6 tháng? Bản sao y chứng thực có giá trị sử dụng vô thời hạn (cho tới khi bản chính hết giá trị sử dụng). Tuy nhiên, trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về thời hạn thì thường áp dụng theo quy định này (không quá 6 tháng)
2. Bản photo có được coi là bản sao? Theo đúng khái niệm của bản sao thì bản photo đc xác định phù hợp là bản sao. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục thường sẽ sử dụng bản sao y chứng thực.
Ngoải ra, bản chụp bằng điện thoại, máy ảnh; bản đánh máy… bản photo từ bản chính cũng được coi là bản sao.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan