Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Mức bồi thường thiệt hại khi sức khoẻ bị xâm phạm? Xác định mức bồi thường khi sức khoẻ bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bồi thường bao nhiêu là hợp lý? là câu hỏi mà dù là người có trách nhiệm bồi thường hay người được bồi thường vẫn mong được tư vấn để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây AZLAW sẽ phân tích quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Các thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Để giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Khoản 1, Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể các thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm làm căn cứ để Tòa án giải quyết khi dó tranh chấp phát sinh.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo quy định trên, những chi phí sau sẽ được tính là chi phí bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm gồm các chi phí cơ bản sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí này thường được xác định dựa trên biên lai thu tiền viện phí, hóa đơn thanh toán tiền thuốc điều trị…
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Để có căn cứ chứng minh thu nhập này, người bị thiệt hại về sức khỏe có thể chứng minh qua thang bảng lương, hợp đồng lao động mình đã ký kết để tính ra mức thiệt hại cụ thể.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Đối với những trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe cần người chăm sóc trong thời gian điều trị tại bệnh viên, cơ sở y tế thì thu nhập của người chăm sóc người bị xâm hại về sức khỏe cũng được tính vào chi phí bồi thường. Tuy nhiên, mức bồi thường cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình điều trị của người bị xâm phạm về sức khỏe và thu nhập thực tế của người chăm sóc.
Ngoài các chi phí trên, tùy từng trường hợp người bị xâm phạm về sức khỏe có quyền yêu cầu bồi thường thêm các chi phí như: Chi phí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc…
Mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm
Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm sẽ được tính như sau:
Mức bồi thường = Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm + Bồi thường tổn thất về tinh thần
Trong đó:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: là tổng hợp các chi phí hợp lý mà AZLAW đã phân tích ở trên
– Mức bồi thường tổn thất về tinh thần sẽ do bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại thỏa thuận, khi không thỏa thuận được thì mức tối đa cho bồi thường này sẽ là không quá 50 tháng lương cơ sở do nhà nước quy định.
Xem thêm: Mức bồi thường tinh thần
Quyền lợi khi sức khỏe bị xâm phạm
Khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc:
Thứ nhất: Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại với bên gây thiệt hại cho mình. Dựa trên các chi phí về bồi thường như trên, hai bên có thể thương lượng với nhau về vấn đề bồi thường trước. Việc thỏa thuận này sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí
Thứ hai: Khởi kiện yêu cầu bồi thường. Việc khởi kiện yêu cầu bồi thường này chỉ nên thực hiện sau khi hai bên không thể thương lượng, thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường. Khi khởi kiện ra tòa nơi bị đơn cư trú, bên nộp đơn yêu cầu sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Đơn khởi kiện
– Giấy tờ chứng minh bị đơn là người đã xâm phạm đến sức khỏe của mình
– Các giấy tờ chứng minh thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm