Thứ Ba (19/03/2024)

Quản lý tài sản của người được giám hộ

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các bài viết của AZLAW, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "azlaw". (Ví dụ: thành lập công ty azlaw). Tìm kiếm ngay

Tài sản của người được giám hộ, các vấn đề về quản lý tài sản đối với người được giám hộ được pháp luật quy định như thế nào? Tài sản của người được giám hộ có được tự do, mua bán, chuyển nhượng không?

Việc quản lý tài sản của người được giám hộ là một vấn đề cũng không phức tạp nhưng cũng là vấn đề mà người giám hộ phải cẩn thận cân nhắc trước khi thực hiện một giao dịch nào đó bằng tài sản của người được giám hộ, và phạm vi mà người giám hộ có thể thực hiện trong việc quản lý tài sản của người được giám hộ.

Trước hết chúng ta tìm hiểu, người được giám hộ bao gồm những ai? Theo quy định về pháp luật hiện hành là bộ luật dân sự 2015 có quy định tại điều 47 về người được giám hộ.

Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Những người được giám hộ là những người không hoặc chưa tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình nên cần 1 người có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của người được giám hộ.

Bên cạnh những vấn đề trách nhiệm này thì người giám hộ còn nghĩa vụ như quản lý tài sản của người được giám hộ. Về vấn đề quản lý được xem xét như sau.

Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng thì khi thực hiện việc giám hộ, người giám hộ phải quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. Người giám hộ phải bảo quản, giữ gìn cẩn trọng và chu đáo tài sản của người được giám hộ. Đối với tài sản có khả năng sinh lợi thì người được giám hộ phải tận dụng, phát triển khả năng đó để làm tăng giá trị của tài sản . Đối với tài sản cần có sự bảo dưỡng, sửa chữa như máy móc, nhà ở thì người giám hộ phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ hoặc khi tài sản bị hư hỏng. Đối với tài sản để lâu sẽ bị giảm giá trị thì người giám hộ có quyền bán thu tiền…

Các giao dịch của người giám hộ vì lợi ích của người giám hộ việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ, để tránh tình trạng người giám hộ vì lợi ích cá nhân mà trục lợi từ giao dịch đó, bảo toàn tài sản của người được giám hộ. Người giám hộ khi sử dụng, định đoạt tài sản của người được giám hộ mà gây thiệt hại cho người được giám hộ thì phải bồi thường (ví dụ: bảo quản, sử dụng không cẩn thận làm hư hỏng tài sản…). Về tài sản của người được giám hộ thì người giám hộ cũng không được tặng cho người khác, vì quyền sở hữu vẫn là của người được giám hộ, người giám hộ chỉ là quản lý tài sản giúp người được giám hộ thôi.

Ví dụ: người giám hộ không được mua, hoặc thuê tài sản của người được giám hộ cho chính mình nhằm tránh việc lạm dụng có thể gây thiệt hại cho người được giám hộ. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Quản lý tài sản của người được giám hộ chỉ trong phạm vi cho phép không được vượt quá phạm vi cho phép của luật quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan