Thứ Sáu (19/04/2024)

Cách trả lương để đóng bảo hiểm ít nhất

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Sang năm 2018, mức lương tối thiểu vùng tăng.Kèm theo phải đóng bảo hiểm cả phụ cấp đi kèm lương? Vây cần làm bảng lương như thế nào? vì sếp ko muốn đóng bảo hiểm tăng, nhưng vẫn muốn có chi phí lương cao?

Sang năm 2018, mức lương tối thiểu vùng tăng.Kèm theo phải đóng bảo hiểm cả phụ cấp đi kèm lương? Vây cần làm bảng lương như thế nào? Sếp ko muốn đóng bảo hiểm tăng, nhưng vẫn muốn có chi phí lương cao?

Trong một doanh nghiệp, bất cứ chủ doanh nghiệp hoặc kế toán đều muốn khi tiến hành trả lương để làm sao mức chi phí lương là cao nhất và mức bảo hiểm là thấp nhất. Tuy nhiên lương cao thì đồng nghĩa với tăng thêm các khoản thuế TNCN và bảo hiểm. Vậy làm như thế nào mà mức chi phí lương cao nhất mà mức chi phí bảo hiểm lại ít nhất. Chúng ta cùng đến với ví dụ sau: Nhân viên của AZLAW có mức thu nhập hàng tháng là 20.000.000 VNĐ nhưng chỉ đóng bảo hiểm với mức đóng 10.000.000 VNĐ cụ thể:

1. Mức lương và tiền công chính: 10.000.000 đồng ( đóng BHXH )
2. Tiền ăn giữa ca: 700.000 đồng (Tối đa 730.000 VNĐ điều 22 thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH “Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.”)
3. Tiền hỗ trợ xăng xe: 1.000.000 đồng
4. Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.000.000 đồng
5. Tiền hỗ trợ đi lại: 1.500.000 đồng
6. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 4.000.000 đồng (4 con x 1 triệu)
7. Tiền hỗ trợ giữ trẻ: 1.800.000 đồng (2 con nhỏ cần giữ trẻ mỗi đứa 900.000 đồng)

Theo Căn cứ vào khoản 3 điều 30 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH các khoản phụ cấp đã kê trên không phải tính đóng bảo hiểm xã hội quy định:

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Căn cứ thông tư 111/2013/TT-BTC, 92/2015/TT-BTC với thu nhập 20.000.000 đồng, chưa cần xem khoản nào không chịu thuế TNCN, đem trừ đi (Giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng + giảm trừ người phù thuộc ( 4 đứa con x 3.600.000 = 14.400.000 đồng)) trường hợp này không cần phải đóng thuế TNCN

Lưu ý: Khi vận dụng để tính lương phải áp dụng một cách hợp lý , Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, căn cứ vào tình hình thực tế của nhân viên…. chứ không áp dụng máy móc. Ví dụ không có con mà lại tính hỗ trợ nuôi con nhỏ thì chắc chắn là không được. Do vậy khi thực hiện cần chú ý. Nếu cần tư vấn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí AZLAW để được hỗ trợ giải đáp.

Xem thêm: Đưa tiền thuê nhà cho nhân viên vào chi phí công ty

Trích nội dung công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018 của Bộ lao động thương bình xã hội như sau:

Trả lời công văn số 1812/2017/HR ngày 18/12/2017 của Ngân hàng Mizuho về việc xác định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm) không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời Ngân hàng Mizuho./.

Xem thêm: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan