Cách xử lý khi bị kiểm tra vào nhà nghỉ với bạn gái
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Khi vào nhà nghỉ bị công an kiểm tra phải làm gì? Cách thức xử lý khi công an kiểm tra nhà nghỉ?
Nội dung bài viết
Khi vào nhà nghỉ với bạn gái bị cơ quan công an kiểm tra phải làm gì? Hiện nay, do cách sống thoáng hơn trước nên việc nam, nữ có quan hệ trước hôn nhân đối với các bạn trẻ có vẻ như là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên khi bị kiểm tra có thể bị công an nhầm lẫn với hành vi mua bán dâm. Vậy cách xử lý như thế nào? Về nguyên tắc cơ quan công an có thẩm quyền có quyền kiểm tra khách thuê phòng khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Khi nào công an kiểm tra khách thuê phòng nhà nghỉ?
Điều 22 Hiến pháp 2013 và Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 đều quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cá nhân, việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Theo quy định tại điều 8 thông tư 42/2017/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cơ quan công an có thẩm quyền trong quá trình quản lý phải thực hiện
Điều 8. Kiểm tra cơ sở kinh doanh
1. Kiểm tra định kỳ
Cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thực hiện kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh không quá một lần trong một năm và phải kết hợp kiểm tra các nội dung khác liên quan đến an ninh, trật tự (nếu có), cụ thể như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CPquyết định thành lập đoàn hoặc tổ kiểm tra (sau đây viết gọn là đoàn kiểm tra);
b) Lập kế hoạch kiểm tra
Phòng hướng dẫn quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và con dấu thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Đội đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và con dấu thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh; Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, trình lãnh đạo có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP phê duyệt.
c) Nội dung kế hoạch kiểm tra định kỳ, gồm:
– Lý do, căn cứ tiến hành kiểm tra;
– Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
– Đối tượng kiểm tra;
– Nội dung kiểm tra;
– Thành phần đoàn kiểm tra;
– Thời gian tiến hành kiểm tra;
d) Thực hiện kiểm tra
– Trước khi thực hiện kiểm tra, cơ quan Công an có thẩm quyền phải có văn bản thông báo trước 05 ngày làm việc cho cơ sở kinh doanh về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra;
– Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho thành viên đoàn kiểm tra theo kế hoạch;
– Thành viên đoàn kiểm tra phải nghiên cứu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra; chủ động thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn kiểm tra;
– Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;
– Việc kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu ĐK5a ban hành kèm theo Thông tư này, có chữ ký của người lập biên bản, đại diện đoàn kiểm tra và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự hoặc người đại diện của cơ sở kinh doanh. Biên bản kiểm tra phải lập ít nhất 02 bản và giao cho cơ sở kinh doanh 01 bản.
Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì ngoài việc lập biên bản kiểm tra còn phải lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các lĩnh vực khác nếu không thuộc thẩm quyền xử lý thì trưởng đoàn kiểm tra phải kịp thời báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo; không được tự ý giải quyết công việc không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Kết thúc kiểm tra
– Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo đã phê duyệt kế hoạch;
– Lãnh đạo có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc việc khắc phục tồn tại, thiếu sót hoặc xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh (nếu có).
2. Kiểm tra đột xuất
Thủ trưởng các cơ quan Công an quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quyết định việc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
a) Trường hợp thành lập đoàn kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm đề xuất biện pháp, nội dung thực hiện công tác kiểm tra và báo cáo lãnh đạo phê duyệt và quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
b) Trường hợp vì lý do cấp thiết không thành lập đoàn kiểm tra mà lãnh đạo chỉ phân công cán bộ thực hiện thì cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra;
c) Đối với đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra thuộc các lực lượng nghiệp vụ khác không trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh thì cán bộ phụ trách đoàn kiểm tra phải xuất trình Giấy chứng minh Công an nhân dân cho người đại diện của cơ sở kinh doanh;
d) Nội dung kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, kết thúc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan công an có thẩm quyền có quyền kiểm tra hành chính người và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của cơ sở.
Như vậy, cơ quan công an có thẩm quyền có quyền kiểm tra khách thuê phòng trong một số trường hợp kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất nhưng phải đáp ứng các điều kiện nêu trên như: phải xuất trình giấy chứng minh công an nhân dân và lập biên bản rõ ràng. Điều 46 Hiến pháp quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật…”. Theo đó, khách thuê phòng có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan công an có thẩm quyền khi bị khám xét. Việc khám xét người và khám xét chỗ ở được thực hiện theo quy định tại Điều 127 và 129 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người bị khám xét có quyền khiếu nại hành vi hành chính của cơ quan khám xét nếu việc khám xét không đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục khám xét.
Trường hợp khách thuê phòng bất hợp tác hoặc có hành vi chống đối cơ quan công an có thẩm quyền khám xét thì tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra, người thực hiện hành vi chống đối có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP
Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
Căn cứ điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, khi bị Công an có thẩm quyền kiểm tra khi cùng người yêu ở trong nhà nghỉ, có thể xảy ra những trường hợp sau:
Nếu người bạn gái đó chưa đủ 13 tuổi
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
Như vậy, mọi hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi đều bị coi là hiếp dâm và bị xử lý theo quy định tại điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Nếu người bạn gái từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Theo quy định trên tại điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu quan hệ với bạn gái từ 13 đến 16 tuổi nhưng tự nguyện sẽ không bị xử lý hình sự theo điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nhưng sẽ bị xử lý theo điều 145 của bộ luật này như sau:
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu bạn gái từ 16 tuổi trở lên
Trong trường hợp quan hệ với bạn gái từ 16 tuổi trở nên mà cả hai bên đều tự nguyện sẽ không bị xử lý hình sự. Nếu quan hệ trái ý của của bạn gái từ 16 tuổi sẽ bị xử lý về tội hiếp dâm theo điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà áp dụng khung hình phạt phù hợp, từ một năm đến mười lăm năm. Ngoài ra, theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 có quy định:
Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Như vậy, nếu không thuộc 2 trường hợp trên, mà giữa 2 người có yếu tố “tiền hoặc lợi ích vật chất” để được giao cấu, thì Công an có cơ sở xác định là hành vi mua dâm, bán dâm. Do đó, nếu không chứng minh được giữa 2 người có sự tự nguyện trong việc 2 người quan hệ với nhau, Công an có thể tình nghi đây là hành vi mua bán dâm. Từ các trường hợp trên, khi bị công an bắt, nếu bạn gái không thuộc độ tuổi quy định như trên, người bạn trai phải chứng minh với Công an rằng người đó là người yêu của mình bằng việc: Cho biết họ tên, ngày sinh, quê quán, nơi ở, nghề nghiệp.
Trong thực tế thì khi bị kiểm tra phòng, Công an sẽ yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe… Nếu không có các giấy tờ trên thì có thể bị mời về đồn Công an để làm việc. Nếu có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân sẽ tiến hành kiểm chứng chéo về thông tin cá nhân của người kia, nếu cả hai trả lời khớp với nhau thì được thả, nếu trả lời không khớp thì có thể bị mời về đồn làm việc tiếp.