Điều kiện thường trú tại Hà Nội 2023
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Đăng ký thường trú tại Hà Nội cần đáp ứng điều kiện gì? Các vấn đề cần lưu ý khi đăng ký thường trú tại Hà Nội
Việc đăng ký thường trú tại Hà Nội cần đáp ứng các điều kiện gì? Đăng ký thường trú tại HN khó không? Đây là các câu hỏi thường được AZLAW trả lời qua hệ thống tổng đài tư vấn, trong bài này chúng tôi sẽ giải thích cụ thể về quy định này.
Bỏ điều kiện riêng khi nhập hộ khẩu vào Hà Nội
Theo quy định tại Điều 19 về Quản lý dân cư của Luật Thủ đô năm 2012, thì việc đăng ký thường trú ở Hà Nội được quy định như sau:
Điều 19. Quản lý dân cư
4. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Tuy nhiên, theo quy định của luật cư trú 2020 thì không còn yêu cầu về điều kiện tạm trú tại nội thành 3 năm liên tục. Do vậy, trường hợp cần đăng ký thường trú ở Hà Nội hiện nay chỉ cần có chỗ ở hợp pháp (hoặc thuê và được sự đồng ý của chủ nhà) là có thể tiến hành đăng ký thường trú.
Các trường hợp thường trú không cần điều kiện về chỗ ở hợp pháp
Theo quy định tại khoản 2 điều 20 luật cư trú, các trường hợp không cần điều kiện chỗ ở hợp pháp gồm:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Hồ sơ đăng ký thường trú tại Hà Nội
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thường trú