Thứ năm (12/09/2024)

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là gì? Trường hợp nào chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ? Thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là gì?

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là việc kết thúc bảo hộ với một VBBH đang được bảo hộ về sở hữu công nghiệp. Việc chấm dứt hiệu lực VBBH có hiệu lực từ thời điểm ra quyết định chấm dứt hiệu lực (trước đó vẫn có giá trị, để so sánh với hủy bỏ hiệu lực VBBH)

Thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Quy định về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định tại điều 95 luật sở hữu trí tuệ 2022 như sau:

Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;
h) Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;
i) Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;
k) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.
2. Trong trường hợp chủ Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà phí, lệ phí để duy trì hiệu lực không được nộp.
Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp không nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
3. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét, quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
5. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quyết định chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực văn bằng bảo hộ.
6. Đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều này, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày chỉ dẫn địa lý không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.
Đối với trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều này, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được tuyên bố bằng văn bản của chủ văn bằng bảo hộ.
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Bước 1: Xác định lý do chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Việc chấm dứt thông thường để vượt qua đối chứng khi đăng ký nhãn hiệu (thường áp dụng trường hợp 5 năm không sử dụng)
Bước 2: Thực hiện thủ tục điều tra tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam tại các cơ quan như:
– Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp Và Thương Mại (Bộ Công Thương)
– Tạp trí điều tra thị trường Bộ Tài Chính
– Bản tin thị trường giá cả Bộ Tài Chính
– Viện Kinh tế – Tài chính (Học viện Tài chính)
(Thời gian thực thiện 7 – 10 ngày làm việc)
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm:
– Tờ khai yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
– Chứng cứ (nếu có);
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thời gian xử lý:
– Thông báo cho chủ văn bẳng bảo hộ: 1 tháng
– Ấn định thời gian trả lời: 2 tháng
– Ra quyết định hủy bỏ hiệu lực VBBH: 3 tháng kể từ khi kết thúc thời hạn trên (có thể gia hạn thêm tối đa 3 tháng nếu chủ VBBH có ý kiến khác).

Lệ phí:
– Lệ phí yêu cầu chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 50.000 VNĐ/đối tượng
– Phí thẩm định hủy bỏ VBBH: 180.000 VNĐ/văn bằng
– Phí đăng bạ quyết định hủy bỏ VBBH: 120.000 VNĐ/văn bằng
– Phí công bố quyết định hủy bỏ VBBH: 120.000 VNĐ/văn bằng

Xem thêm: Phân biệt chấm dứt và huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan