Thứ năm (19/09/2024)

Phân tích chủ thể của tội phạm

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Chủ thể của tội phạm là gì? Các chủ thể của tội phậm? Phân tích chủ thể của tội phạm và ví dụ

Hiện nay, tình hình diễn biến tội phạm hình sự ngày càng gia tăng, hoạt động ngày càng tinh vi khiến cho cơ quan chức trách vất vả trong việc kiểm soát. Vậy những đối tượng nào là chủ thể của tội phạm, thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin được làm rõ.

Chủ thể của tội phạm là cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển những hành vi của mình (hay chính là năng lực trách nhiệm hình sự) và đạt một độ tuổi nhất định quy định chi tiết tại Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2017

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, chủ thể của tội phạm không phải là một tổ chức, mà phải là cá nhân, người đạt một độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức những hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội và điều khiển hành vi của mình để không gây nguy hiểm cho xã hội bằng cách hành động hay không hành động).

Ví dụ: Công ty A trong quá trình hoạt động của mình đã xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tuy nhiên không thể truy cứu trách nhiệm với Công ty A về hành vi gây ô nhiễm môi trường mà xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân thuộc công ty A đưa ra các quyết định về việc xả thải gây ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này. Tuy nhiên đối với trường hợp ông A vì lợi ích của pháp nhân B đã vi phạm tội trốn thuế, thì ông A bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm nêu trên chứ không phải pháp nhân B.

Xét về độ tuổi chịu tránh nhiệm hình sự, sẽ được chia thành các mốc tuổi như sau:
– Dưới 14 tuổi: Không phải chịu trách nhiệm hình sự
– Từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi: chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không áp dụng hình phạt tiền
– Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm tuy nhiên không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, đối với hình phạt tug thì được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng.
– Từ đủ 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm, và các tất cả các mức hình phạt

Đối với người chưa thành niên phạm tội không áp dụng hình phạt bổ sung

Ví dụ: Nguyễn Văn A phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng là giết nhiều người, giết phụ nữ đang mang thai khi mới chỉ 17 tuổi 9 tháng, trong trường hợp này, A hoàn toàn phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên, A không phải chịu mức hình phạt cao nhất là tử hình hoặc chung thân mà chỉ phải chịu hình phạt tù có thời hạn. Mặc dù tính chất vụ án là đặc biệt nghiêm trọng nhưng do A chưa đủ tuổi thành niên, chưa nhận thức đầy đủ hành vi của mình nên áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hoàn toàn thích đáng.

Khả năng nhận thức về hành vi

Bộ luật Hình sự có quy định cụ thể về những tình trạng không nhận thức được về hành vi của mình, nếu rơi vào các tình trạng này, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là:

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vậy đặt ra câu hỏi rằng, những người nghiện ma tuý phạm tội trong tình trạng bị “phê thuốc” có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Trường hợp này cũng được quy định chi tiết trong Bộ luật Hình sự cụ thể như sau:

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể đặc biệt của tội phạm

Chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự. Với những tội phạm cụ thể cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm đó được. Những chủ thể đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt như vậy gọi là chủ thể đặc biệt. Như vậy, việc quy định chủ thể đặc biệt không nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người có đặc điểm nhất định về nhân thân mà vẫn nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó chỉ có thể được thực hiện bởi người có những đặc điểm nhất định.

Dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm

Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn
Ví dụ, tội tham ô tài sản đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt của chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản.

Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc
Ví dụ, tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối yêu cầu chủ thể phải là người giám định, người phiên dịch hoặc người làm chứng.

Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ
Ví dụ, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự yêu cầu chủ thể phải là người đang ở tuổi mà theo quy định của pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Các dấu hiệu liên quan đến tuổi
Ví dụ, tội giao cấu với trẻ em đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi).

Các dấu hiệu liên quan đến quan hệ, họ hàng
Ví dụ, tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái đòi hỏi chủ thể phải là cha mẹ, vợ chồng, con cái.

Các dấu hiệu liên quan đến quốc tịch
Ví dụ, tội phản bội tổ quốc, chủ thể ngoài có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định thì còn phải là công dân nước Việt Nam.

Các dấu hiệu khác
Ví dụ, tội giết con mới đẻ đòi hỏi chủ thể phải là bà mẹ mới sinh (từ khi sinh con đến ngày thứ 7).

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan