Thứ năm (19/09/2024)

Công ty có được phép vay tiền của cá nhân?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Công ty cổ phần vay tiền của giám đốc có được không? Hợp đồng vay cần sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị không?

Mình muốn nhờ các bạn tư vấn giúp 1 trường hợp như sau: BTD là 1 công ty cổ phần với vốn điều lệ là 2 tỷ. Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập, trong đó có mình (19% cổ phần). BTD có 2 đại diện pháp luật. Trong đó mình là Giám đốc – đồng đại diện pháp luật – đồng chủ tài khoản của BTD tại Vietcombank. Tình huống xảy ra là BTD có hợp đồng làm ăn lớn và cần số vốn 5 tỷ và mình đang có tiền cá nhân. Câu hỏi đặt ra là :
1. Mình có thể cho BTD vay vốn với X% lãi suất dưới danh nghĩa cá nhân không ?
2. Việc vay vốn cá nhân như vậy có cần phải tổ chức họp hội đồng cổ đông của BTD để quyết định không ?
3. Nếu được cho vay, trong hợp đồng vay vốn giữa BTD và mình, mình có thể ký cả 2 bên : bên vay và bên cho vay không ? hay phải có chữ ký của tất cả các cổ đông. Mong sớm nhận được sự tư vấn của  các bạn.

Trả lời

Thứ nhất, hợp đồng vay giữa bạn và công ty BTD là hợp đồng vay giữa cá nhân và pháp nhân. Do vậy bạn hoàn toàn có thể dùng danh nghĩa cá nhân để cho công ty vay tiền. Lãi suất trong hợp đồng vay có thể là lãi suất ngân hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Thứ hai, bạn là Giám đốc của công ty và nắm giữ 19% cổ phần. Do đó hợp đồng vay giữa bạn và công ty phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị đồng ý. Căn cứ vào khoản 1 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây:
a) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.

Thứ ba, bạn không thể đồng thời là người ký cả bên cho vay và bên vay. Bởi như vậy chỉ có 1 chủ thể tham gia giao dịch, giao dịch không thể thực hiện. Trong trường hợp này có thể giải quyết như sau: người đại diện khác của công ty có thể ký với tư cách là bên vay hoặc vợ (chồng) của bạn hay người được bạn ủy quyền ký bên cho vay.

Hình thức vay vốn cá nhân: Theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp được phép vay tiền mặt của cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Căn cứ tại Điều 4, Khoản 1 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, theo đó các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán sau:
+ Thực hiện thanh toán bằng Séc;
+ Thực hiện thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, các quy định này không cấm việc doanh nghiệp vay tiền của cá nhân

Hồ sơ vay tiền giữa doanh nghiệp và cá nhân
– Hợp đồng vay vay tiền
– Giấy tờ pháp lý của bên cho vay
– Chứng từ thanh toán: Phiếu thu (đối với tiền mặt), Giấy báo có của ngân hàng (chuyển khoản)

Điều kiện để chi phí lãi vay cá nhân là chi phí hợp lý: Căn cứ theo Điều 49 Luật Quản lý thuế thì nguyên tắc ấn định thuế sẽ được xác định theo đó cơ quan quản lý thuế sẽ ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định căn cứ vào từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp. Do vậy, có 2 trường hợp vay nhiền

Trường hợp 1: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền thì: lãi suất 0% , thu nhập = 0đ thì thuế TNCN = 0

Trường hợp 2: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền thì: lãi suất > 0% , thu nhập > 0đ thì thuế TNCN = (Tổng tiền vay/ mượn x % lãi suất ) x 5%

Người nộp thuế sẽ phải nộp số thuế đã ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế đã ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế đối với mình.

Theo quy định tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì đối với doanh nghiệp đi vay, chi phí trả lãi vay chỉ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu bảo đảm hai điều kiện dưới đây:
– Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
– Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

Lưu ý: Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
– Còn đối với cá nhân cho vay, thu nhập từ tiền lãi của khoản tiền cho doanh nghiệp vay là thu nhập từ đầu tư vốn và cá nhân cho vay phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu này.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan