Thứ năm (12/09/2024)

Thành lập cơ sở bán lẻ (công ty có vốn nước ngoài)

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục lập cơ sở bán lẻ cho công ty có vốn nước ngoài? Các trường hợp phải kiểm tra kinh tế ENT?

Đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, khi thành lập cơ sở bán lẻ phải đáp ứng các quy định của pháp luật. Cụ thể theo nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam.

Cơ sở bán lẻ là gì?

Theo giải thích tại điều 3 nghị định 09/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm về cơ sở bán lẻ như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
9. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
10. Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
11. Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.
12. Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

Trước khi tiến hành hoạt động cơ sở bán lẻ, công ty có vốn nước ngoài phải xin giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam (Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ).

Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
a) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
b) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
c) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất
a) Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Đáp ứng các điều kiện đối với cơ sở bán lẻ thứ nhất
b) Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
– Đáp ứng các điều kiện với cơ sở bán lẻ thứ nhất
– Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế gồm
+ Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
+ Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
+ Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
+ Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
+ Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
– Tạo việc làm cho lao động trong nước;
– Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;
– Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;
– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hồ sơ cấp phép lập cơ sở bán lẻ

Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có)
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh theo điều 12 nghị định 09/2018/NĐ-CP
– Đơn đề nghị cấp phép lập cơ sở bán lẻ
– Bản giải trình về việc lập cơ sở bán lẻ

Các trường hợp khác:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
– Bản giải trình có nội dung:
a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
– Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Trình tự lập cơ sở bán lẻ

Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải thực hiện thủ tục ENT:
Số lượng hồ sơ: 2 bộ
Thời gian thực hiện: 23 ngày làm việc

Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thực nhất mà phải thực hiện ENT:
Số lượng hồ sơ: 2 bộ
Thời gian thực hiện: 31 ngày làm việc không kể thời gian thành lập hội đồng ENT và ra kết luận

Trường hợp phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT): Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế
a) Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
b) Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
c) Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
d) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
đ) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
– Tạo việc làm cho lao động trong nước;
– Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;
– Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;
– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Cơ quan cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
– Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
– Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan