Chủ Nhật (28/04/2024)

Vướng mắc hộ chiếu lưỡi bò khi thực hiện thủ tục đầu tư

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Vướng mắc khi hiện thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư Trung Quốc sử dụng hộ chiếu E (hộ chiếu lưỡi bò). Thực tế xử lý hồ sơ điều chỉnh dự án (nhà đầu tư hộ chiếu E) tại Hà Nội.

Trên thực tế khi thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư cho các nhà đầu tư Trung Quốc có hộ chiếu E (hộ chiếu lưỡi bò), AZLAW nhận được hướng dẫn trực tiếp của chuyên viên phòng Kinh tế đối ngoại tại Hà Nội hướng dẫn việc chuyển hộ chiếu lưỡi bò sang CCCD của Trung Quốc. Tuy nhiên, qua tham khảo thực tế một số trường hợp đã thực hiện điều chỉnh hộ chiếu E (hộ chiếu lưỡi bò) sang CCCD của Trung Quốc thì có thể thực hiện tại phía phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, khi thực hiện điều chỉnh thông tin thành viên công ty trên đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp nhận được thông báo yêu cầu bổ sung như sau:

Không chấp nhận giấy tờ nội địa nước ngoài tại Việt Nam
Không chấp nhận giấy tờ nội địa nước ngoài tại Việt Nam

Đối với việc điều chỉnh dự án tại nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

15. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư là bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận việc thành lập, hoạt động của tổ chức kinh tế, bao gồm:
a) Số định danh cá nhân đối với cá nhân là công dân Việt Nam hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với cá nhân;
b) Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với tổ chức.

Đối với việc điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về giấy tờ pháp lý như sau:

Điều 11. Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Xem thêm: Giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu?

Thông thường, giấy tờ pháp lý của người nước ngoài theo thông lệ quốc tế là hộ chiếu. Tuy nhiên, trên các văn bản hướng dẫn hầu như không có giải thích về việc giấy tờ nội địa của nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam hay không? Theo đó, khi các nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là nhà đầu tư Trung Quốc mang hộ chiếu E) cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam để đảm bảo thông suốt về mặt thủ tục.

Không chấp nhận hộ chiếu E khi thực hiện thủ tục đầu tư tại Hà Nội
Không chấp nhận hộ chiếu E khi thực hiện thủ tục đầu tư tại Hà Nội

Tham khảo công văn số 2611/KH&ĐT-KTĐN ngày 25/05/2023 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội trả lời như sau:

Sau khi nghiên cứu nội dung văn bản đề nghị và căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:
– Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (Nghị định số 31): “Hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và các thủ tục có liên quan khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này”.
– Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 31 quy định: “Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật”.
– Đối với tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư, theo khoản 15 Điều 2 Nghị định số 31: “Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư là bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận việc thành lập, hoạt động của tổ chức kinh tế, bao gồm: a) Số định danh cá nhân đối với cá nhân là công dân Việt  Nam hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với cá nhân; b) Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với tổ chức”.
– Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 31 quy định: “Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư”.
– Ngày 01/11/2022, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã có văn bản số 2998/STP-HCTP về việc chứng thực bản sao hộ chiếu như sau:
“Theo khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 19 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và khoản 1 Điều 9 Thông tư số 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp, hợp lệ, xác thực của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao.
Đối với hộ chiếu nước ngoài, cơ quan, tổ chức chỉ thực hiện chứng thực các giấy tờ của nước ngoài đảm bảo phù hợp Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia về vùng biển, đảo”.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đề nghị Ông/Bà nghiên cứu, thực hiện theo các quy định nêu trên.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan