Thứ Hai (29/04/2024)

Giấy tờ thay thế hộ chiếu?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Giấy tờ nào có thể thay thế hộ chiếu? Căn cước công dân có được chấp nhận khi đi ra nước ngoài hay không?

Trong một số trường hợp khi thực hiện các công việc hành chính, AZLAW nhận thấy rằng việc sử dụng hộ chiếu đối với người nước ngoài trong các thủ tục. Vậy trường hợp nào cần sử dụng hộ chiếu còn trường hợp nào thì không cần? Tại điều 11 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Theo quy định này, ngoài hộ chiếu nước ngoài sẽ có một số giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài. Vậy giấy tờ nào có thể thay thế hộ chiếu nước ngoài? Căn cước công dân của người nước ngoài có thể thay thế hộ chiếu nước ngoài tại Việt Nam hay không? Tại luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu).

Trên thực tế, để thay thế hộ chiếu có thể sử dụng một số giấy tờ sau:
Căn cước công dân: Thẻ căn cước công dân có thể được dùng để thay thế cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được dùng thẻ căn cước thay cho việc dùng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau (Khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014)
Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế: Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nứơc đó và đựơc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. (Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014)
Giấy thông hành biên giới: Cấp cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó
Giấy thông hành nhập xuất cảnh: Cấp cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó
Giấy thông hành hồi hương: Cấp cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam
Giấy thông hành: Cấp cho công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài để nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam trong trường hợp không được nước ngoài cho cư trú, phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà không có hộ chiếu quốc gia, có nguyện vọng về nước nhưng không có hộ chiếu quốc gia.

Căn cước công dân có giá trị thay thế hộ chiếu hay không? Ngay tại Luật căn cước công dân 2014, tại điều 20 luật căn cước công dân 2014 quy định như sau:

Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Như vậy, về cơ bản Việt Nam không cho phép dùng CCCD thay hộ chiếu khi người Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ của nước ngoài. Về mặt lý thuyết, thẻ CCCD là giấy tờ có giá trị nội địa, hộ chiếu là giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo đó cũng không có lý do nào Việt Nam lại chấp thuận thẻ CCCD của nước ngoài tại Việt Nam.

Giấy tờ nội địa như thẻ CCCD hợp pháp hoá lãnh sự có được công nhận sử dụng? Theo khái niệm về hợp pháp hoá lãnh sự à việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Theo khái niệm này có thể thấy khi giấy tờ được hợp pháp hoá lãnh sự thì được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước thường từ chối các giấy tờ mang tính chất nội địa (chỉ chấp nhận hộ chiếu).

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan