Thứ Bảy (20/04/2024)

Đòi lại tiền cho vay như thế nào?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Đòi lại tiền cho vay như thế nào? Cách thức đòi lại tiền cho vay? Thủ tục đòi tiền cho vay đúng luật

Kính chào quý luật sư! Tôi có sự việc như sau, kính mong luật sư tư vấn giúp tôi: Cách đây 2 năm cha tôi có cho ông D (tôi không tiện nói tên) vay 43 triệu đồng. Sau này tôi mới biết là ông D đánh cờ bạc thua , nhờ ông H (ông này lại có anh em xa với cha tôi) đến năn nỉ mượn tiền cha tôi, vì không biết tác hại của việc cho vay tiền đánh bạc và cũng một phần nể nang tình làng xóm, nên cha tôi đã bán 1 con bò và cho ông D mượn hết số tiền bán được (43 triệu đồng) đó, lúc cho ông D mượn thì lại chỉ có cha tôi với ông D, sau này ông D có đến nhà tôi (lúc đó có cha, mẹ và em trai tôi) hứa là sẻ trả lại số tiền đó kèm tiền lãi (vì tiền mua con bò đó cha tôi mượn ngân hàng) nhưng đã 2 năm, ông D không hề trả tiền gốc cũng ko trả tiền lãi hàng tháng, cha mẹ tôi vẫn phải đóng tiền lãi hàng tháng cho ngân hàng. Xin hỏi luật sư, gia đình tôi muốn đòi lại số tiền đó thì phải làm sao?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thư tư vấn đến bộ phận tư vấn công ty chúng tôi! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau: Việc cha bạn cho ông D vay tiền là một giao dịch dân sự, cụ thể là hợp đồng vay tài sản. Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Xem thêm: Lãi suất cho vay tiền chậm trả

Hợp đồng vay tài sản cũng là một trong các loại giao dịch dân sự, bên cạnh đó Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, hợp đồng vay tài sản của cha bạn và ông D thể hiện dưới hình thức lời nói vẫn được pháp luật chấp nhận vì hợp đồng vay tài sản không thuộc trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải lập thành văn bản. Theo đó, cha bạn đã cho ông D vay tiền và khi đến hạn trả nợ ông D phải trả lại cho cha bạn số tiền 43 triệu đồng và lãi. Khi ông D không trả nợ, cha bạn có quyền yêu cầu ông D trả nợ, nếu ông D không trả, bạn có thể khởi kiện đòi tài sản tại tòa án nơi ông D cư trú. Tuy nhiên, việc cha bạn cho ông D vay tiền không tiến hành lập thành hợp đồng văn bản có chữ ký hai bên nên việc đòi lại tiền là rất khó bởi không có chứng cứ chứng minh việc tồn tại hợp đồng vay tài sản này để khởi kiện. Bố bạn có thể nhờ một số người biết về việc vay tiền này làm nhân chứng trước tòa.

Để có thể đòi lại số tiền này, gia đình bạn có thể tiến hành khởi kiện ông D tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi ông D cư trú. Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Như vậy, khi tiến hành làm đơn khởi kiện tại Tòa án thì gia đình bạn cần phải giao nộp được chứng cứ chứng minh rằng D đã vay tiền của cha bạn (Ví dụ như nhân chứng: ông H, mẹ và em trai bạn đã chứng kiến việc ông D đến nhà bạn hứa trả nợ…). Mong rằng những tư vấn trên đây của công ty chúng tối sẽ giúp gia đình bạn nhanh chóng đòi được khoản nợ.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan