Thứ bảy (02/11/2024)

Khởi kiện đòi giấy tờ nhà đất

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Chủ đầu tư không chịu trả giấy tờ sở hữu nhà có thể khởi kiện được không? Quy định của pháp luật về giấy tờ có giá? đòi lại giấy tờ nhà đất

Có thể khởi kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay không? Tôi nghe nói trước đây không thể đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nhưng hiện tại có thể đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà như vậy có đúng không?

Trả lời

Theo công văn số 141/TANDTC-KHXX quy định thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có chỉ rõ:

2. Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.

Tuy nhiên, đây là công văn áp dụng theo bộ luật dân sự 2005. Kể từ ngày 01/01/2017 bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực quy định như sau:

Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Điều 115. Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Như vậy, theo quy định này quyền sử dụng đất cũng như quyền sở hữu nhà được coi là các tài sản. Tuy nhiên việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà có được coi là tài sản hay không hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và chờ đợi hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên theo khoản 2 điều 4 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.

Theo quy định trên, cho dù chưa có hướng dẫn chính thức của cơ quan nhà nước, toà án cũng có trách nhiệm thụ lý vụ án và xử lý theo các nguyên tắc của bộ luật dân sự như lẽ công bằng

Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Trên thực tế, các trường hợp đòi lại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà vẫn còn đang là tranh cãi giữa các cơ quan và gây khó khăn cho người dân trong việc xử lý.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan