Thứ Ba (23/04/2024)

Đóng bảo hiểm cho người nước ngoài

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Trường hợp nào người nước ngoài phải đóng bảo hiểm tại Việt Nam? Người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tại Việt Nam như thế nào? Mức đóng bảo hiểm với người nước ngoài là bao nhiêu?

Trường hợp nào người nước ngoài phải đóng bảo hiểm tại Việt Nam? Người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tại Việt Nam như thế nào? Mức đóng bảo hiểm với người nước ngoài là bao nhiêu?

Trường hợp nào người nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội?

Việc đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài được quy định tại nghị định 143/2018/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 01/12/2018 theo đó người nước ngoài phải đóng bảo hiểm áp dụng theo khoản 2 điều 2 nghị định gồm các trường hợp sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Như vậy người nước ngoài cần đáp ứng 3 điều kiện để bắt buộc phải đóng BHXH còn lại ngoài các trường hợp này người lao động sẽ không cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

  • Công dân nước ngoài sở hữu giấy phép lao động, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài có ký kết hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu 1 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam.
  • Công dân nước ngoài vẫn nằm trong độ tuổi lao động, chưa đến tuổi về hưu (theo quy định độ tuổi về hưu của Luật BHXH).

Mức đóng bảo hiểm xã hội với lao động nước ngoài

Theo điều 12 và 13 nghị định 143/2018/NĐ-CP mức đóng bảo hiểm của người nước ngoài như sau:

Điều 12. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Điều 13. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này.
3. Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng tại điểm b khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.

Mức đóng BHXH với người nước ngoài
Mức đóng BHXH với người nước ngoài

Tiền lương đóng BHXH đối với lao động nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung kèm theo. Tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Tiền lương đóng BHXH không bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ thưởng theo Luật lao động.

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài

Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước theo đó

Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người lao động
– Mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH

Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người sử dụng lao động
– Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.
– Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.

Tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 1 của Luật Bảo hiểm Y tế hợp nhất, phạm vi áp dụng của Luật là bao gồm các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam, không kể người Việt Nam hay mang quốc tịch nước ngoài. Như vậy, người Việt Nam hay người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như nhau.

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
  • Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
  • Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
  • Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:

  • Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
  • Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
  • Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
  • Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc khi sinh sống tại Việt Nam và có hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động tại Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:

  • 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
  • Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…

Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan