Thứ sáu (11/10/2024)

Điều kiện hoạt động kinh doanh vàng

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Các vấn đề lưu ý khi tiến hành kinh doanh vàng miếng. Cách tính thuế và sử dụng hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh vàng.

Kinh doanh vàng, trang sức cần điều kiện gì? Các vấn đề cần lưu ý trong hoạt động kinh doanh vàng như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì hoạt động kinh doanh vang, trang sức, mỹ nghệ được quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Điều 8. Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

1. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
4. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
5. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tính thuế với hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, bạc, đá quý

Hoạt động kinh doanh vàng: Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 24/2012/NĐ-CP giải thích: Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng

Hạch toán thuế GTGT: Theo quy định tại khoản 4 điều 12 thông tư 219/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 119/2014/TT-BTC)

Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế
4. Các trường hợp khác:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.

Hóa đơn sử dụng: Hiện tại theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP không quy định về việc sử dụng 2 loại hóa đơn. Tuy nhiên theo theo phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định “Trường hợp tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng có hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng cho hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý”. Căn cứ vào phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh vàng bạc thì cơ sở kinh doanh vàng bạc sử dụng hóa đơn bán hàng đối với hoạt động này

Thuế suất và cách tính thuế: Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 119/2014/TT-BTC) cách tính thuế GTGT của hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý như sau

Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau

Câu hỏi thường gặp
1. Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải tính thuế theo phương pháp trực tiếp? Doanh nghiệp kinh doanh vàng có thể tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, với hoạt động kinh doanh vàng thì áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng. Do vậy, trong doanh nghiệp kinh doanh vàng có hai phương pháp tính thuế.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vàng sử dụng hai loại hoá đơn? Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng và hoạt động kinh doanh khác có thể sử dụng hai loại hoá đơn là hoá đơn khấu trừ và hoá đơn trực tiếp

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan