Khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Khiếu nại cục sở hữu trí tuệ như thế nào? Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định, hành vi của cục sở hữu trí tuệ
Về vấn đề khiếu nại AZLAW đã có bài viết riêng khách hàng có thể tham khảo. Trong bài viết này, AZLAW sẽ đi sâu về vấn đề khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN).
Khiếu nại SHCN là gì?
Theo quy định tại luật khiếu nại giải thích “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo quy định tại khoản 5 điều 3 của luật khiếu nại 2011 quy định:
Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
5. Trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp dụng theo quy định của luật đó.
Mới đây, luật sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định về khiếu nại trong luật SHTT sửa đổi 2022 tại điều 19a như sau:
Điều 119a. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp
1. Người nộp đơn và tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký xác lập quyền, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn khiếu nại trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn khiếu nại thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
3. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ quyết định hoặc thông báo liên quan. Đơn khiếu nại được nộp dưới hình thức văn bản giấy hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
4. Trong trường hợp khiếu nại liên quan đến quyền đăng ký hoặc các nội dung khác cần thẩm định lại, người khiếu nại phải nộp phí thẩm định lại.
5. Thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định lại đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này hoặc người khiếu nại sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại, thời gian thẩm định lại, thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Thời hạn thẩm định lại được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này.
6. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại không quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”
Theo đó, trên thực tế chỉ hành vi hoặc quyết định của cục SHTT mới có thể khiếu nại. Các văn bản thông báo thường không được khiếu nại (có thể khiếu nại dạng hành vi hành chính nếu có sơ sở).
Việc khiếu nại thực hiện theo quy định tại mục 22.2 thông tư 01/2007/TT-BKHCN
22. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
22.2 Đơn khiếu nại
a) Mỗi đơn khiếu nại có thể khiếu nại một hoặc nhiều quyết định, thông báo nếu các quyết định, thông báo đó có cùng một nội dung và lý do khiếu nại, với điều kiện người khiếu nại phải nộp phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp (nếu có), gồm phí thẩm định đơn, phí tra cứu thông tin theo quy định đối với từng quyết định, thông báo bị khiếu nại;
b) Đơn khiếu nại phải gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai khiếu nại, làm theo Mẫu 05-KN quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
(ii) Văn bản giải trình lý do khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.c dưới đây) và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.d dưới đây);
(iii) Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;
(iv) Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với khiếu nại lần hai);
(v) Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); Đối với khiếu nại lần hai, bản sao giấy ủy quyền thuộc trường hợp quy định tại điểm 4.5 của Thông tư này phải có xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ;
(vi) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
c) Văn bản giải trình lý do khiếu nại phải nêu rõ:
(i) Đối tượng khiếu nại: quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại (nêu rõ số, ngày ra quyết định, thông báo);
(ii) Lý do khiếu nại: quy định pháp luật bị vi phạm (tên văn bản, số điều khoản) và quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
(iii) Nội dung khiếu nại: nêu rõ và luận giải chi tiết (kèm theo chứng cứ (nếu cần)) về các yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại như quy định tại điểm 22.1.d của Thông tư này;
(iv) Yêu cầu của người khiếu nại: sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định, thông báo bị khiếu nại;
(v) Danh mục chứng cứ kèm theo (nếu có).
d) Chứng cứ là tài liệu (bằng chứng) hoặc hiện vật (vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lý lẽ khiếu nại. Chứng cứ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(i) Chứng cứ có thể là tài liệu bằng tiếng nước ngoài với điều kiện phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt trong trường hợp người giải quyết khiếu nại yêu cầu;
(ii) Trong trường hợp bằng chứng là tài liệu do cá nhân, tổ chức không có con dấu hoặc của cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng tên thì phải được công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký theo quy định;
(iii) Trong trường hợp bằng chứng là các vật mang tin (ấn phẩm, băng hình…) thì tùy từng trường hợp phải chỉ rõ xuất xứ, thời gian phát hành, công bố của các tài liệu nêu trên, hoặc chỉ rõ xuất xứ, thời gian công bố của các thông tin được thể hiện trên các vật mang tin đó;
(iv) Vật chứng phải kèm tài liệu mô tả rõ các đặc điểm có liên quan trực tiếp tới nội dung khiếu nại.
…
22.5 Thụ lý đơn khiếu nại
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải:
(i) Ra thông báo từ chối thụ lý giải quyết đơn khiếu nại nếu đơn thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm 22.5.b dưới đây, trong đó nêu rõ lý do từ chối; hoặc
(ii) Ra thông báo thụ lý giải quyết đơn khiếu nại nếu đơn không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 22.5.b dưới đây, trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn và xác định phí tra cứu và/hoặc phí thẩm định phục vụ việc giải quyết khiếu nại tương ứng với nội dung khiếu nại (nếu có) và ấn định thời hạn 01 tháng để người khiếu nại nộp phí.
b) Đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Đối tượng bị khiếu nại không phải là các quyết định hoặc thông báo chính thức quy định tại điểm 22.1.b của Thông tư này;
(ii) Quyết định, thông báo bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
(iii) Việc nộp đơn khiếu nại không theo đúng quy định về đại diện;
(iv) Đơn khiếu nại không có chữ ký và con dấu (nếu có) hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
(v) Đơn khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm 9.4 của Thông tư này;
(vi) Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
(vii) Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án;
(viii) Người khiếu nại tiếp tục khiếu nại khi đã hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 10 và khoản 8 Điều 11 của Luật Khiếu nại;
(ix) Đơn khiếu nại không chỉ ra yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại và chỉ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn là đối tượng của quyết định, thông báo đó.
Trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm 9.3 và điểm 9.4 của Thông tư này thì có thể được giải quyết theo thủ tục tại các quy định đó.
22.6 Thời hạn giải quyết khiếu nại
a) Thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 28 và Điều 37 của Luật Khiếu nại;
b) Các khoảng thời gian sau đây không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại:
(i) Thời gian người khiếu nại sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại;
(ii) Thời gian người giải quyết khiếu nại dành cho các bên để có ý kiến phản hồi theo quy định tại điểm 22.7 và điểm 22.10.b của Thông tư này;
(iii) Thời gian dành cho việc tra cứu thông tin, thẩm định lại và các dịch vụ cần thiết khác phục vụ việc giải quyết khiếu nại, nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lại quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng (do không nộp phí)
Trong một số trường hợp, người đăng ký, chủ sở hữu đơn đăng ký SHCN đủ điều kiện cấp VBBH nhưng bị từ chối do không nộp phí nếu có đủ cơ sở có thể khiếu nại quyết định và nộp phí để thực hiện thủ tục cấp văn bằng. Lý do khiếu nại bao gồm:
– Chưa nhận được thông báo nộp phí
– Vì lý do, thiên tai, dịch bệnh

Trường hợp này người thực hiện khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại (và các chứng cứ liên quan) để cục SHTT xem xét và giải quyết khiếu nại QĐTC vì không nộp phí/ lệ phí cấp VBBH. Khi có cơ sở cho rằng việc khiếu nại là chính xác thì phía cục SHTT sẽ thu hồi quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.