Tạm dừng thẩm định để vượt đối chứng
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Tạm dừng thẩm định để vượt đối chứng là gì? Điều kiện, thủ tục yêu cầu tạm dứng thẩm định để vượt đối chứng theo quy định hiện hành?
Tạm dừng thẩm định là gì?
Việc thẩm định để cấp văn bằng bảo hộ SHCN thường mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đơn được nộp nhưng đối chứng gây nhầm lẫn có thể bị hủy hoặc chấm dứt. Trường hợp này chủ đơn có thể yêu cầu tạm dừng thẩm định để vượt qua đối chứng theo quy định tại điều 74.2e
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
e) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 hoặc bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 96 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;
Theo đó có thể hiểu như sau: “Tạm dừng thẩm định để vượt đối chứng là trường hợp chủ đơn yêu cầu cục SHTT dừng thẩm định đối với đơn đăng ký nhãn hiệu để thực hiện thủ tục hủy hoặc chấm dứt với VBBH của đối chứng”
Thủ tục tạm dừng quy trình thẩm định đơn
Việc tạm dừng quy trình thẩm định đơn bắt buộc kèm theo thủ tục yêu cầu hủy bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực GCN đăng ký nhãn hiệu theo điều 117.3.b luật sở hữu trí tuệ 2022
Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 1a và 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
b) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp người nộp đơn nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn và yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo trường hợp loại trừ được quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật này. Căn cứ kết quả giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;
Theo đó đồng thời với việc nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn, chủ đơn nộp kèm theo hồ sơ để kết thúc hiệu lực đối chứng.
– Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ
– Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cục SHTT sẽ giải quyết yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng sau đó thực hiện tiếp quy trình thẩm định đơn.
Mẫu đề nghị tạm dừng thẩm định đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…
ĐỀ NGHỊ TẠM DỪNG THẨM ĐỊNH ĐƠN
Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu: …., hình
Số đơn: 4-20…-…
Nhóm hàng hóa/dịch vụ: 25
Ngày nộp đơn: 28/04/20….
Chủ đơn: ….
Địa chỉ: ….. Xã Long Châu, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
Thưa quý cục, căn cứ điểm b khoản 3 điều 117 luật sở hữu trí tuệ 2022 về việc tạm dừng thẩm định đơn. Bằng văn bản này, tôi đề nghị cục SHTT tạm dừng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu mang số đơn 4-20…-… và tiếp tục thẩm định đơn sau khi có kết quả về yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Kèm theo đề nghị dừng thẩm định đơn là hồ sơ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ số ….Tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý cơ quan.
Người làm đơn
Quy định chuyển tiếp
Luật SHTT sửa đổi 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023. Tuy nhiên, tại điều khoản chuyển tiếp quy định về việc áp dụng việc tạm dừng thẩm định đơn đối với các trường hợp trước đó chưa được cấp văn bằng bảo hộ như sau:
Điều 4. Quy định chuyển tiếp
3. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn, trừ các trường hợp sau đây:
b) Quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74, điểm e khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo điểm b và điểm c khoản 22, khoản 35 và điểm b khoản 42 Điều 1 của Luật này được áp dụng cho các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chưa có quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;