Thứ Năm (25/04/2024)

Nhãn hiệu là gì? Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Nhãn hiệu là gì? Khái niệm về nhãn hiệu, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?

Khái niệm nhãn hiệu

Theo quy định tại Khoản 16 điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định: Nhãn hiệudấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nhãn hiệu, thương hiệu, nhãn hàng hóa:
Nhãn hiệu (trade-mark): là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Thương hiệu (brand/brandname): là tài sản vô hình liên quan đến quảng bá sản phẩm, bao gồm, nhưng không giới hạn, tên, cụm thuật ngữ, ký hiệu, logo và thiết kế, hoặc sự kết hợp của các hình thức này, với mục đích để nhận dạng một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp, hoặc sự kết hợp cả các hình thức này, mang đến hình ảnh hoặc sự gắn kết riêng biệt trong tâm trí các bên liên quan, từ đó tạo ra lợi
ích/giá trị kinh tế
– Nhãn hàng hóa: Là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Tiêu chíNhãn hiệuThương hiệu
Cơ sở hình thành– Được xác lập trên cơ sở đăng ký, có hiệu lực tại thời điểm cấp trong một thời hạn nhất định – Là thuật ngữ pháp lý, là đối tượng của quyền SHTT– Được hình thành và phát triển từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của DN. – Là thuật ngữ được sử dụng trong quản trị doanh nghiệp và marketing
Thời hạnThời hạn hiệu lực là 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.Có thể tồn tại lâu dài tùy vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Ý nghĩaDùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.
So sánh nhãn hiệu và thương hiệu
Tiêu chíNhãn hiệuNhãn hàng hóa
Căn cứ hình thànhĐược Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ trên cơ sở nộp đơn đăng kýDo tổ chức, cá nhân tự trình bày bằng nhiều hình thức trên HH, bao bì HH.
Nội dung thể hiệnThể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.Bao gồm đầy đủ những nội dung: Tên HH; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về HH; Xuất xứ HH; Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại HH.
Đối tượngHàng hóa, dịch vụHàng hóa
Tính chất pháp lý– Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ. – Không bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu.– Không phải là đối tượng được pháp luật bảo hộ. – Việc ghi nhãn hàng hoá là trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá.
Chức năng– Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. – Xây dựng và phát triển thương hiệu, hướng tới giá trị về mặt kinh tế.– Cung cấp thông tin về đơn vị sản xuất, định lượng, thành phần, ngày sản xuất, ngày hết hạn… của hàng hoá. – Giúp phân biệt các loại sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn.
Luật điều chỉnhPháp luật sở hữu trí tuệ.Pháp luật thương mại.
So sánh nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

Phân loại nhãn hiệu

Theo hình thức thể hiện:
– Nhãn hiệu chữ
– Nhãn hiệu hình
– Nhãn hiệu kết hợp chữ, hình
– Nhãn hiệu 3 chiều
– Nhãn hiệu âm thanh

Theo tính chất
– Nhãn hiệu thông thường
– Nhãn hiệu tập thể
– Nhãn hiệu chứng nhận
– Nhãn hiệu liên kết
– Nhãn hiệu nổi tiếng

Một số loại nhãn hiệu đặc biệt:
– Nhãn hiệu tập thể (Đ.4.17 Luật SHTT): Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Ví dụ: Bánh đậu xanh Hải Dương Hiệp hội Bánh đậu xanh Hải Dương; Xuân Thắng Hội Nông dân xã Xuân Thắng, Cần Thơ (Cây giống, trái cây tươi); Mít Thành Lợi
HTX Nông nghiệp sinh học Thành Lợi, Vĩnh Long (Mít, mua bán, XNK mít)
– Nhãn hiệu chứng nhận (Đ.4.18 Luật SHTT): Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ: Nhãn Du lịch bền vững (TCDL – Bộ VHTTDL); Rau an toàn Hà Nội (Chi cục BVTV Hà Nội)
– Nhãn hiệu liên kết (Đ.4.19 Luật SHTT): Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. VD: JASTOMIN, JASTOMINING, JASTOMINIC
– Nhãn hiệu nổi tiếng (Đ.4.20 Luật SHTT): Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. VD: HONDA, SONY, HITACHI
– Nhãn hiệu nổi tiếng (Đ.4.20 Luật SHTT): Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

Vai trò bảo hộ nhẫn hiệu

GCNĐKNH là tài sản được pháp luật bảo hộ:
– Chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng nhãn hiệu): Cho người khác sử dụng nhãn hiệu trong một thời hạn nhất định và thu phí sử dụng
– Định đoạt nhãn hiệu (bán/chuyển nhượng/thừa kế nhãn hiệu): Bán nhãn hiệu cho người khác và thu phí; góp vốn
– Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu: được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý, được độc quyền sử dụng và thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường; được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và GCNĐKNH có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn; chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm; có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền
– Thể hiện sự cam kết chất lượng của sản phẩm/dịch vụ; chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ;
– Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh;
– Góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp; góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

1. Điều kiện chung
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

2. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
– Dấu hiệu trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh (ví dụ: Binladen, Buddha)
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước; quốc tế ca;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận
– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ
– Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có
– Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó

3. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Tính phân biệt: Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; Không bị coi là không có khả năng phân biệt.
Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ:
– Ngôn ngữ mà người tiêu dùng thông thường khó nhận biết, khó ghi nhớ (phi Latin: TQ, Nhật, Thái…
– Tập hợp quá nhiều chữ cái, từ ngữ khiến khó nhận biết, khó ghi nhớ
– Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối, phức tạp khiến khó nhận biết, khó ghi nhớ đặc điểm của hình

Dấu hiệu không có khả năng phân biệt:
Tự thân
– (chữ, hình đơn giản, ngôn ngữ không thông dụng) – có ngoại lệ
– (dấu hiệu, tên gọi thông thường)
– (dấu hiệu mô tả) – có ngoại lệ
– (hình thức pháp lý chủ thể)
– (nguồn gốc địa lý) – có ngoại lệ
So với đối tượng khác
– (NH có trước) – ngoại lệ Luật SHTT 2022
– (NH đã sử dụng và thừa nhận rộng rãi)
– (NH chấm dứt HL < 5 năm) – có ngoại lệ
– (NH nổi tiếng)
– (tên thương mại)
– (chỉ dẫn địa lý)
– (CDĐL rượu vang, rượu mạnh)
– (kiểu dáng công nghiệp)
– (tên giống cây trồng)
– (đối tượng quyền tác giả) – có ngoại lệ

Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu

Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu

39.3.a TT01: ký tự phi Latin (Ả-rập, Sla-vơ, Phạn, TQ, Nhật, Thái…)
39.3.b TT01: ký tự Latin 1 chữ cái, chỉ chữ số, 2 chữ cái ko đọc được…
39.4.a TT01: hình phổ thông (tròn, elip, tam giác…), hình vẽ đơn giản…
(Ngoại lệ: 39.5 TT01)

Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn;

39.3.d TT01: từ có nghĩa đã được sử dụng nhiều, thông dụng trong lv liên quan
39.3.e TT01: từ, tập hợp từ sử dụng như tên gọi thông thường
39.4.c TT01: hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu đã được sử dụng rộng rãi
(Ngoại lệ: 39.5 TT01)

Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn.

39.3.g TT01: từ, tập hợp từ mang nội dung mô tả
39.4.d TT01: hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính HH, DV
(Ngoại lệ: 39.5 TT01)

Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh

39.3.h TT01: từ, tập hợp có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh
(Ngoại lệ: 39.5 TT01)

Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 hoặc bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 96 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác trước ngày nộp đơn đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã hoặc đang được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã hoặc đang được bảo hộ tại Việt Nam nếu dấu hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó;

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan