Thứ Năm (25/04/2024)

Tính mới của sáng chế

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tính mới là một trong những điều kiện bắt buộc khi bảo hộ sáng chế. Vậy tính tính mới được hiểu như thế nào? Việc đánh giá tình mới được thực hiện như thế nào?

Tính mới của sáng chế được quy định tại điều 60 luật sở hữu trí tuệ 2022 như sau

Điều 60. Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Nguyên tắc chung đánh giá tính mới
– Đánh giá sáng chế được nêu trong từng điểm yêu cầu bảo hộ
– Sáng chế được xác định trong một điểm yêu cầu bảo hộ được  đánh giá là không mới nếu tất cả các dấu hiệu kỹ thuật của nó  được bộc lộ rõ ràng hoặc hàm chứa/ngụ ý trong tình trạng kỹ  thuật của sáng chế. 
– Không kết hợp các tài liệu thuộc tình trạng kỹ thuật.

Việc đánh giá tính mới theo từng điểm trong yêu cầu bảo hộ và tất cả các dấu hiệu kỹ thuật của điểm yêu cầu bảo hộ được bộc lộ rõ ràng hoặc hàm chứa trong đối chứng.

Ví dụ:  Tài liệu đối chứng bộc lộ xe đạp nhưng không đề cập đến các bánh xe. Tuy nhiên, với hiểu biết chung thông thường, các bánh xe được hiểu là  ngụ ý trong tài liệu đối chứng này.

Lập bảng dấu hiệu kỹ thuật và so sánh

Dấu hiệu kỹ thuậtĐối chứng 1 (D1)Đối chứng 2 (D2)
Điểm 1 (độc lập)
– Dấu hiệu A
– Dấu hiệu B
– Dấu hiệu C

Điểm 2 (phụ thuộc)
A+B+C (theo điểm 1)
– Dấu hiệu D
– Dấu hiệu E

Có, Hình 1, số chỉ dẫn 6
Có, trang 3, đoạn 2
Có, dòng 6 cột 1 trang 3


Có (giống theo điểm 1)
Không

Không
Có, trang 10, đoạn 6
Có, dòng 9, cột 2, trang 5


?

Một số nguyên tắc đánh giá tính mới

– Yêu cầu bảo hộ sản phẩm có dấu hiệu đề cập mục đích sử  dụng cụ thể : Dấu hiệu về mục đích sử dụng đó có ngụ ý rằng sản phẩm được yêu  cầu bảo hộ có kết cấu và/hoặc thành phần cụ thể không. 
Ví dụ 1: 
Yêu cầu bảo hộ móc dùng cho cần cẩu. 
Giải pháp đối chứng: Lưỡi câu có đặc điểm tương tự về hình dạng.

– Tài liệu đối chứng có chứa sự viện dẫn đến tài liệu khác
Ví dụ 1: 
Tài liệu đối chứng 1: thiết bị có một bộ khuếch đại 
Tài liệu đối chứng 2: thiết bị có một loa 
Yêu cầu bảo hộ: thiết bị có một bộ khuếch đại và một loa 
Ví dụ 2: 
Tài liệu đối chứng 1: thiết bị có một bộ khuếch đại 
Tài liệu đối chứng 2: thiết bị có một loa 
Tài liệu đối chứng 3: loa dùng cho thiết bị với sự viện dẫn rõ ràng tới  việc thiết bị này nằm trong tài liệu đối chứng 1. 
Yêu cầu bảo hộ: thiết bị có một bộ khuếch đại và một loa

– Dấu hiệu được thể hiện bằng các cách khác nhau
Yêu cầu bảo hộ: Lõi của rôto trong động cơ được làm bằng hợp kim có từ  tính vĩnh cửu gồm Nd-Fe-B có cấu trúc tinh thể tứ diện và thành phần  chính là hợp chất Nd2Fe14B. 
Tài liệu đối chứng: Lõi của rôto trong động cơ được làm bằng hợp kim có  từ tính Nd-Fe-B. Người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng đều biết rằng “hợp  kim có từ tính Nd-Fe-B” là hợp kim có từ tính vĩnh cửu và có thành phần  chính là hợp chất Nd2Fe14B có cấu trúc tinh thể tứ diện.

– Dấu hiệu cụ thể và dấu hiệu tổng quát 
Ví dụ:  
Yêu cầu bảo hộ: Sản phẩm làm bằng kim loại. 
Tài liệu đối chứng: Sản phẩm tương tự làm bằng đồng.

– Sự thay thế trực tiếp bằng phương án thông thường
Ví dụ:  
Yêu cầu bảo hộ: Sản phẩm có chi tiết A và chi tiết B được liên kết với nhau  bằng đinh vít. 
Tài liệu đối chứng: Sản phẩm tương tự trong đó chi tiết A và chi tiết B  được liên kết với nhau bằng bu lông.

– Trị số và khoảng trị số: Các trị số hoặc khoảng trị số được bộc lộ trong giải pháp đối chứng  nằm hoàn toàn trong khoảng trị số của sáng chế: 
Ví dụ 1: 
YCBH: Hợp kim nhớ hình dạng trên cơ sở đồng, bao gồm (theo khối  lượng) kẽm từ 10% đến 35%, nhôm từ 2% đến 8%, còn lại là đồng. 
Giải pháp đối chứng: Hợp kim nhớ hình dạng trên cơ sở đồng, bao  gồm (theo khối lượng) 20% kẽm, 5% nhôm. 
Ví dụ 2: 
YCBH: Điện trở chứa các hạt cacbon có cỡ hạt từ 30 đến 60 µm.  
Giải pháp đối chứng: Điện trở tương tự với các hạt cacbon có cỡ hạt từ  40 đến 50 µm.

– Khoảng trị số được bộc lộ trong giải pháp đối chứng và khoảng trị số  của sáng chế đang được thẩm định trùng nhau một phần, hoặc ít nhất  có chung một trị số biên: 
Ví dụ 
YCBH: Điện trở chứa các hạt cacbon có cỡ hạt từ 30 đến 60 µm.  Giải pháp đối chứng 1: Điện trở tương tự với các hạt cacbon có cỡ hạt  từ 40 đến 70 µm. 
Giải pháp đối chứng 2: Điện trở tương tự với các hạt cacbon có cỡ hạt  từ 60 đến 80 µm. 
Yêu cầu bảo hộ sản phẩm bao gồm các dấu hiệu của quy trình sản xuất – Quy trình có đưa đến sự khác biệt về kết cấu và/hoặc thành phần  không. 
Ví dụ 1: 
YCBH: Con cá bằng gỗ được sản xuất bằng máy. 
Giải pháp đối chứng: Con cá bằng gỗ được làm thủ công. 
Ví dụ 2: 
YCBH: Cốc thuỷ tinh được tạo ra bởi quy trình X (bao gồm bước: ủ ở  một nhiệt độ xác định tăng khả năng chống nứt vỡ). 
Giải pháp đối chứng: Quy trình Z để sản xuất cốc và cốc thủy tinh thông thường.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan