Thứ Tư (24/04/2024)

Đăng ký nhãn hiệu đã hết hạn có được không?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu của người khác đăng ký nhưng đã hết hạn bảo hộ có được không? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu đã hết hạn như thế nào? Có tranh chấp về nhãn hiệu đã hết hạn hay không?

Nhãn hiệu đã hết hạn là gì?

Nhãn hiệu hết hạn bảo hộ là các nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu trước đó. Thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu là 10 năm từ ngày nộp đơn (tính từ ngày cấp GCN đăng ký nhãn hiệu). Vì một lý do nào đó mà chủ sở hữu nhãn hiệu quên hoặc không có nhu cầu gia hạn đăng ký nhãn hiệu, trường hợp này nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt theo điều 95 luật SHTT. Theo đó, khi hết thời hạn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ không còn thuộc sở hữu của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

Có thể đăng ký nhãn hiệu đã hết hạn của người khác hay không?

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu phát sinh từ thời điểm được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, việc nhãn hiệu hết hạn thì không thuộc sở hữu của người khác => Có thể đăng ký. Tuy nhiên, cần lưu ý về quy định sau:

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;

Như vậy, đối với các nhãn hiệu đã hết hạn, nếu chưa quá ba năm kể từ ngày hết hiệu lực thì vẫn bị coi là nhầm lẫn và không được bảo hộ. Trường hợp này nếu đợi hết ba năm có thể sẽ có người khác đăng ký.

Có thể yêu cầu tạm dừng thẩm định được không?

Hiện tại, đối với thủ tục “tạm dừng thẩm định để vượt đối chứng” chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu không được sử dụng hoặc vi phạm quy chế. Tại điều 117 của luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định:

Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 1a và 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
b) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp người nộp đơn nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn và yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo trường hợp loại trừ được quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật này. Căn cứ kết quả giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;

Như vậy, đối với trường hợp này khách hàng cần lưu ý theo về thời điểm hết hạn của VBBH để đăng ký nhãn hiệu. Tránh trường hợp nhãn hiệu bị người khác đăng ký trước.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan