Thứ Sáu (19/04/2024)

Nhãn hiệu tập thể là gì? Một số điều cần biết về nhãn hiệu tập thể

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Các quy định về nhãn hiệu tập thể theo luật sở hữu trí tuệ. Cách thức, điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Nhãn hiệu tập thể là gì?

Theo quy định tại điểm 17 điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định về nhãn hiệu tập thể như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Tại điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định:

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

Tại điểm 37.8 thông tư 01/2007/TT-BKHCN (hợp nhất) quy định

37.8 Tiêu chí xác định địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm
a) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm là dấu hiệu dùng cho sản phẩm của địa phương và có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm (chỉ dẫn rằng sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương đó).
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm thường là địa danh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu biểu trưng của địa phương (hình ảnh các sự vật tiêu biểu của địa phương, như biểu tượng, bản đồ, cờ, huy hiệu, thắng cảnh, công trình đặc biệt của địa phương…), hoặc cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào khác.
Địa danh có thể là tên gọi hiện hành hay tên gọi trong lịch sử, tên gọi chính thức hoặc tên gọi dân gian của một khu vực địa lý (xác định theo địa giới hành chính hay các phương thức địa lý học).
b) Một địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương sử dụng cho sản phẩm thông thường (không phải là đặc sản) có thể có hoặc không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm, tùy thuộc vào sản phẩm và thực tế sử dụng địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương.
c) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp sau đây:
(i) Dùng cho đặc sản của địa phương (sản phẩm đặc biệt, có danh tiếng nhờ những đặc trưng nhất định, được sản xuất tại địa phương);
(ii) Dùng cho cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm chế biến từ cây trồng, vật nuôi của địa phương;
(iii) Dùng cho sản phẩm khai thác nguyên liệu thiên nhiên (than, sắt, thép, nhôm, xi măng, đá, muối, gỗ…) ở địa phương;
(iv) Dùng cho những sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp phát triển ở địa phương;
(v) Các trường hợp khác được xác định theo sản phẩm và thực tế sử dụng địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương cho sản phẩm.
d) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong các trường hợp sau đây:
(i) Đã được sử dụng với chức năng nhãn hiệu thông thường và được thừa nhận rộng rãi, tức là đạt được ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc thương mại (khả năng phân biệt) và mất ý nghĩa mô tả nguồn gốc địa lý, ví dụ: bia Hà Nội, bia Sài Gòn;
(ii) Địa phương tương ứng không thể là nơi sản phẩm được sản xuất, ví dụ: thuốc lá Bắc Cực…
Những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương mà không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm có thể được bảo hộ như nhãn hiệu thông thường, không cần sự cho phép của chính quyền địa phương.
đ) Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương thuộc kiến thức địa lý phổ thông được nhiều người biết đến (ví dụ: tên các tỉnh, thành phố, các danh lam, thắng cảnh) dùng cho sản phẩm thông thường của địa phương (kể cả sản phẩm mà địa phương có lợi thế kinh doanh nhưng chưa có danh tiếng, đặc trưng về chất lượng), được nhiều chủ thể kinh doanh ở địa phương sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của mình có ý nghĩa mô tả địa điểm sản xuất (nhưng không có đủ căn cứ để xếp vào loại (c) và (d) trên đây), sẽ là đối tượng không được bảo hộ.
Tuy nhiên, những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương như vậy vẫn có thể được sử dụng làm một yếu tố phụ cấu thành nhãn hiệu thông thường của các tổ chức, cá nhân ở địa phương tương ứng, với điều kiện địa danh đó bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ (không bảo hộ riêng) và không phải xin phép chính quyền địa phương.

Quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể: Theo quy định tại khoản 3 điều 87 luật sở hữu trí tuệ như sau

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hướng dẫn tại điểm 37.5a thông tư 01/2007/TT-BKHCN (hợp nhất) quy định

37.5a Tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ
a) Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức có từ 02 thành viên trở lên, được thành lập theo quy định của pháp luật. Các thành viên của tổ chức đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh độc lập, có hàng hóa, dịch vụ riêng;
b) Các tổ chức sau đây được coi là tổ chức tập thể theo quy định tại điểm a trên đây:
(i) Liên minh hợp tác xã; các hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã, nếu trong Điều lệ ghi rõ thành viên có hoạt động sản xuất, kinh doanh độc lập;
(ii) Nhóm công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
(iii) Hội theo quy định của pháp luật về hội, nếu trong Điều lệ ghi rõ thành viên của hội có hoạt động sản xuất, kinh doanh độc lập;
(iv) Các tổ chức khác đáp ứng điều kiện quy định tại điểm 37.5.a của Thông tư này

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (tích mục nhãn hiệu tập thể)
– 5 mẫu nhãn hiệu
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù Điểm 7.1.b.ii Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
– Bản đồ xác định lãnh thổ có xác nhận của UBND tỉnh (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm – Thông tư 05/2013/TT-BKHCN).
– Các tài liệu khác: Quyết định thành lập tổ chức, giấy cho phép sử dụng địa danh để đăng ký NH của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu mẫu nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của Việt Nam

Quy chế sử dụng NHTT gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
– Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
– Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
– Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
– Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Thu hồi giấy chứng nhận: Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; (Điểm đ khoản 1 điều 95 luật sở hữu trí tuệ 2022)

 Nhãn hiệu thông thườngNhãn hiệu tập thể
Chức năngPhân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau.Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức đó.
Chủ sở hữuCá nhân hoặc tổ chứcTổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệuChủ sở hữu nhãn hiệu thông thườngChủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể của các thành viên tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó mới có quyền đăng ký.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thểKhông yêu cầu phải cóBắt buộc
Chủ thể có quyền sử dụng– Chủ sở hữu;
– Cá nhân được chủ sở hữu cho phép sử dụng.
– Các thành viên của tổ chức tập thể;
– Tổ chức tập thể.
Lưu ý: nhãn hiệu tập thể không được phép chuyển giao quyền sử dụng cho các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức tập thể (Khoản 2 Điều 142 Luật SHTT 2022)

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan