Thứ Ba (23/04/2024)

Làm gì khi nhãn hiệu bị người khác đăng ký?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Nhãn hiệu bị người khác đăng ký thì phải làm sao? Tư vấn trường hợp nhãn hiệu bị người khác đăng ký trước

Nhãn hiệu của một sản phẩm cũng giống như linh hồn của sản phẩm đó, thông thường chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm lên nhãn hiệu chứ nhãn hiệu không làm lên sản phẩm. Trong một số trường hợp khi phát triển sản phẩm, dịch vụ nhưng lại bị người khác đăng ký trước thì phải làm gì? Vấn đề liên quan tới nhãn hiệu được quy định trong luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, trong đó có một số quy định đáng lưu ý như sau:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên
1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Như vậy, để một nhãn hiệu được xác định khi nhãn là duy nhất và có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác trong cùng lĩnh vực hàng hoá dịch vụ. Tuy nhiên, theo nguyên tắc ưu tiên thì ai nộp trước thì được cấp trước, vậy đối với các trường hợp nhãn hiệu bị người khác đăng ký trước thì phải làm sao?

Đối với các nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng, trong quá trình đăng ký sở hữu công nghiệp nói riêng và đăng ký nhãn hiệu nói chung sẽ có quá trình giải quyết ý kiến của người thứ ba liên quan tới nhãn hiệu hay còn gọi là phản đối cấp văn bằng. Theo đó, trong trường hợp có cơ sở sử dụng trước và được thừa nhận của nhãn hiệu theo quy định tại điểm g khoản 2 điều 74 Luật sở hữu trí tuệ “g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;” thì người sử dụng nhãn hiệu có quyền nộp đơn yêu cầu phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn đã nộp trước. Trường hợp này chủ đơn phản đối phải chứng minh được về một số vấn đề như:
– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu (qua các kênh truyền thông, quảng cáo, cardvisit…)
– Số lượng người biết và thừa nhận nhãn hiệu (số lượng khách hàng…)
– Các tài liệu chứng minh chi phí quảng cáo, truyền thông, doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu (hoá đơn, chứng từ…)

Đối với các nhãn hiệu đã được cấp văn bằng, theo điểm d khoản 1 điều 95 Luật sở hữu trí tuệ văn bằng bảo hộ có thể chấm dứt trong trường hợp “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực“. Do vậy, đối với trường hợp nhãn hiệu đã được cấp văn bằng nhưng không được sử dụng thì có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định trên.

Ngoài các trường hợp trên, người sử dụng có thể thoả thuận với chủ sở hữu (hoặc chủ đơn đăng ký) nhãn hiệu để thực hiện việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.

Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan