Thứ ba (12/11/2024)

Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ khi nào?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Các lý do từ chối nhãn hiệu? Các trường hợp nào nhãn hiệu bị từ chối? Khi nào nhãn hiệu bị từ chối

Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ khi nào? Làm gì khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối? Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để một nhãn hiệu được công nhận phải trải qua ít nhất 12 tháng thẩm định đơn đăng ký (thực tế trung bình là 18 tháng hoặc lâu hơn) với nhiều điều kiện phải đáp ứng trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký. Do đó các trường hợp bị từ chối sẽ bao gồm:

Đơn đăng ký không đáp ứng yêu cầu về hình thức

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn, Cục SHTT sẽ xem xét về mặt hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu và có thể thông báo đơn không hợp lệ vì:
– Đơn sai về mặt hình thức (không đúng mẫu, sai chính tả, tẩy xóa..)
– Đơn không đủ số lượng yêu cầu và các tài liệu đi kèm (Hiện tại sẽ nộp 2 đơn và 5 mẫu nhãn hiệu. Một đơn và 5 mẫu nhãn sẽ được cục SHTT tiếp nhận, đơn còn lại sẽ được đóng dấu tiếp nhận và dán số đơn trả lại người nộp đơn để làm căn cứ sau này)
– Đơn không có mô tả nhãn hiệu, không ghi rõ loại nhãn hiệu, phân nhóm đối với nhãn hiệu, thiếu tài liệu hưởng quyền ưu tiên….

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ

Các điều kiện mà nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ theo luật SHTT được quy định tại điều 73 bao gồm các trường hợp sau:
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, dấu chứng nhận, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam và quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
– Dấu hiệu mô tả cụ thể đặc tính, nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
– Đối với nhãn hiệu, đặc biệt phải mang tính chất phân biệt đối với các nhãn hiệu khác. Ví dụ đối với các trường hợp nhãn hiệu có 1 hoặc 2 chữ cái không có nghĩa, các nhãn hiệu mang tính chất mô tả sản phẩm dịch vụ.

Hiệu một cách đơn giản thì nhãn hiệu không có tính sáng tạo, không mang tính phân biệt được các sản phẩm dịch vụ thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Xuất phát từ định nghĩa nhãn hiệu, các dấu hiệu thể hiện trên nhãn hiệu phải thể hiện tính độc đáo sao cho có thể phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. “Độc đáo” ở đây thể hiện ở hai yếu tố: “khác biệt” và “không thông dụng.” Theo Điều 74 Luật SHTT, một nhãn hiệu được coi là khác biệt với các dấu hiệu khác nếu:

  • Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; và
  • Không trùng hay “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với (i) một nhãn hiệu đã đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc đang được sử dụng rộng rãi, hay đã hết hiệu lực song không quá 5 năm, trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng, (ii) một nhãn hiệu nổi tiếng, và (iii) kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ hay đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hay một hình tượng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả

Ở đây khái niệm “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” không được định nghĩa rõ  ràng và phải căn cứ vào tình hình thực tế, so sánh giữa hai nhãn hiệu để trả lời. Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT đã tổng kết phương pháp phân biệt giữa hai nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây thì được coi là “tương tự tới mức gây nhầm lẫn”:

  • Trùng dấu hiệu, tương tự sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với những dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại (thí dụ nước tương Liên Thành và nước mắm Liên Thành).
  • Tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với các dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại, với điều kiện các dấu hiệu này được Nhà nước bảo hộ độc quyền. Thí dụ của trường hợp này là hai nhãn hiệu YSL (của hãng sản xuất quần áo Yves Saint Laurent) và SLS (của hãng sản xuất quần áo Suco) khi được viết theo kiểu chữ giống nhau.

Một nhãn hiệu muốn được coi là không thông dụng nếu nó không phải là các danh từ chung, hình dạng đơn giản (thí dụ hình tam giác, trừ trường hợp các dấu hiệu đó được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như nhãn hiệu bia BASS nêu trên),hình thức pháp lý của doanh nghiệp, phương pháp đo lường sản phẩm. Nhãn hiệu đó cũng không được phép là tên sản phẩm hay tính chất sản phẩm (thí dụ “nước khoáng thiên nhiên” hay “chuyên gia giặt tẩy các vết bẩn”), hay những dấu hiệu có tính chất lừa đảo (“thần dược” hay “cải lão hoàn đồng” đối với thuốc chữa bệnh). Các dấu hiệu này cũng không được phép là những dấu hiệu thuộc về quyền uy của quốc gia như quốc kỳ, quốc huy, ảnh lãnh tụ, tên gọi các cơ quan nhà nước (Điều 73-74 Luật SHTT). Nhận biết dấu hiệu nào được bảo hộ và dấu hiệu nào không được bảo hộ rất quan trọng trong việc xin cấp văn bằng bảo hộ. Chúng ta hãy xem thí dụ sau đây. Công ty A xin đăng ký nhãn hiệu MONTANA tại Cục SHTT cho sản phẩm thuốc lá của mình. Có ý kiến cho rằng nhãn hiệu này không thể được bảo hộ vì Montana là tên 1 tiểu bang Hoa Kỳ, cho đăng ký nhãn hiệu Montana sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm. Hơn nữa, Montana là một địa danh và là dấu hiệu không có khả năng phân biệt vì thế sẽ  không được bảo hộ. Trên thực tế pháp luật không cấm sử dụng một địa danh trừ khi địa danh đó đã được bảo hộ dưới dạng một đối tượng sở hữu công  nghiệp khác (thí dụ chỉ dẫn địa lý). Nhãn hiệu trên vẫn được cấp văn bằng bảo hộ.

Ngoài khái niệm nhãn hiệu, còn có một số khái niệm về các nhãn hiệu đặc thù, được quy định tại Điều 4 Luật SHTT như sau:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Thí dụ, nhãn hiệu WOOLMARK là nhãn hiệu tập thể của các doanh nghiệp sản xuất len tại Anh Quốc.
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thí dụ nhãn hiệu và logo HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO của Báo Sài Gòn Tiếp Thị là một loại nhãn hiệu chứng nhận.
  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Thí dụ nhãn hiệu ACE, ACE-INA hay ACE LIFE là những nhãn hiệu liên kết của cùng một công ty bảo hiểm ACE-INA.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thí dụ điển hình là nhãn hiệu P/S cho kem đánh răng P/S, hay nhãn hiệu G7 cho Cà phê G7. Xin lưu ý là có những nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, như bia BUDWEISER hay phó mát CHEEDAR, nhưng lại không được biết đến nhiều ở Việt Nam, khi đó khả năng được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng cũng sẽ bị giảm. Trước đây, Cục SHTT đã công nhận nhãn hiệu BUDWEISER của công ty Anheuser-Busch (Hoa Kỳ) là nhãn hiệu nổi tiếng trong khi ở Việt Nam các nhãn hiệu này chưa được biết đến nhiều. Hiện nay, với qui định của Luật SHTT, việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng sẽ trở nên đơn giản hơn.

Xem thêm: Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Nhãn hiệu từ chối vì có nhãn tương tự đã được đăng ký trước hoặc hưởng thời gian ưu tiên trước

Đây là lý do chính mà nhãn hiệu thường bị từ chối, có thể do vô tình hoặc cố tình mà các đơn khi nộp vào đều bị ra thông báo gây nhầm lẫn do trùng hoặc tương tự lẫn nhau. Với những nhãn hiệu như vậy chỉ có trường hợp nhãn hiệu nộp đơn sớm nhất hoặc có ngày ưu tiên sớm nhất là sẽ được đăng ký bảo hộ.

Ví dụ: anh A tới AZLAW và đề nghị đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên khi tiến hành tra cứu các luật sư của AZLAW phát hiện ra có một nhãn hiệu tương tự đã được người khác đăng ký, cho dù anh A có trao đổi rằng nhãn này do chính anh nghĩ ra và không sao chép từ bất cứ một ý tưởng nào. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì trên thế giới có 7 tỷ người, hoặc thu gọn hơn trên 90 triệu dân Việt Nam thì việc trùng ý tưởng cũng rất có thể xảy ra. Và ai đăng ký trước người đó sẽ thắng. Việc tham khảo ý kiến luật sư sẽ giúp anh A không tốn thời gian phát triển thương hiệu cho đối thủ để rồi sau này sẽ có khả năng bị khởi kiện

Xem thêm: Quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu

Tại cục SHTT, bộ phận thẩm định sẽ đưa ra đánh giá về việc nhãn hiệu có gây nhầm lẫn hay không. Đôi khi việc đưa ra đánh giá cũng phụ thuộc chủ quan vào chuyên viên thẩm định. Tuy nhiên không vì thế mà nhãn hiệu này sẽ được đăng ký nếu chuyên viên thẩm định thấy có thể đăng ký được. Ngoài việc thẩm định nội dung nhãn hiệu còn được công bố trên website của cục SHTT và các báo sở hữu công nghiệp. Bất cứ đơn vị, cá nhân nào thấy nhãn hiệu có khả năng tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn của mình đã đăng ký hoặc được hưởng quyền ưu tiên đều có quyền khiếu nại để nhãn hiệu bị từ chối.

Do vậy bản chất nhãn hiệu có đăng ký được hay không phụ thuộc vào khả năng phân biệt của nhãn hiệu và đối chứng của nhãn hiệu đó. Nhiều đơn vị đăng ký nhãn hiệu đưa ra cam kết “nhãn hiệu không bị từ chối” đều là các cam kết không có cơ sở. Đơn giản bởi vì các tổ chức Sở hữu trí tuệ chỉ có thể giúp đỡ người đăng ký ở thủ tục cũng như việc tra cứu (cao hơn là khiếu nại quyết định từ chối) chứ thực chất việc có đăng ký được hay không đều phụ thuộc bản thân nhãn hiệu, các đối chứng và những nội dung đã nêu ở trên.

Sau tất cả khi tiến hành đăng ký một nhãn hiệu, chủ đơn luôn mong muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ với mục đích để khách hàng luôn nhớ tới logo, thương hiệu của mình để việc kinh doanh thuận tiện hơn. Nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp.

Làm gì khi nhãn hiệu bị từ chối về mặt nội dung?

Bước 1: Xác định thời hạn trả lời
Theo quy định hiện hành tại thông tư 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi bởi thông tư 16/2016/TT-BKHCN) thời gian để người nộp đơn có ý kiến trả lời lại thông báo về nội dung là trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký thông báo.

Bước 2: Xác định các thiếu sót nêu trong đơn
Thông báo của Cục SHTT nêu rõ các lý do từ chối nhãn hiệu thông thường bao gồm:
– Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
– Nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc chất lượng của sản phẩm
– Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số Nhãn hiệu đã đăng ký trước đây cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ (nhãn hiệu đối chứng)

Bước 3: Tìm cơ sở và soạn thảo văn bản trả lời
Sau khi xác định được những căn cứ từ chối, nếu khắc phục được hoặc có cơ sở để phản đối chủ đơn cần soạn thảo văn bản trả lời như sau:
– Loại bỏ các nhóm sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ
– Đưa ra lập luận, căn cứ làm nổi bật sự khác nhau giữa các nhãn hiệu
– Nêu ra các căn cứ, lý lẽ nếu người nộp đơn cho rằng thông báo của Cục SHTT còn chưa xác đáng
Trong công văn trả lời, người nộp đơn nêu rõ số đơn, ngày nộp đơn và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Nộp văn bản trả lời tại cục SHTT
Sau khi hoàn tất công văn trả lời, người nộp đơn có thể nộp tại Cục SHTT, bổ sung các loại phí (nếu có) theo quy định để đơn tiếp tục được xem xét nếu người nộp đơn không trả lời hoặc trả lời thiếu sót chưa xác đáng, Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối chấp cấp bằng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan