Thứ Sáu (26/04/2024)

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo điều 4 luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi bổ sung 2022) quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Tại (điểm 33.2.b Thông tư 01/2007/TT-BKHCN) giải thích: Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.”

Các trường hợp loại trừ theo điều 64 Luật SHTT:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Nhãn sản phẩm có được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Nhãn sản phẩm được hiểu là tấm mỏng dạng hai chiều dùng để gắn/dán lên sản phẩm khác theo cách tách rời ra được. Các hình ảnh dùng để in hoặc sơn, vẽ lên sản phẩm khác tự bản thân chúng không có khả năng lưu thông độc lập nên không phải là đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa KDCN, do đó không được bảo hộ dưới dạng nhãn sản phẩm.
Do vậy, nhãn sản phẩm đứng riêng có thể bảo hộ dạng KDCN, nếu in trực tiếp lên sản phẩm thì không bảo hộ riêng mà sẽ bảo hộ theo sản phẩm đó.

Các trường hợp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
– Đối tượng có hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (nếu không thể tách rời, di chuyển)
– Hình dáng bên ngoài của sp không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng

Tại sao cần bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Với doanh nghiệp:
– KDCN là tài sản của doanh nghiệp cần được bảo hộ để ngăn chặn sự sao chép, sử dụng trái phép
– KDCN phù hợp với các DN vừa và nhỏ do nghiên cứu, sáng tạo KDCN đơn giản và ít tốn kém hơn so với sáng chế; Hồ sơ, thủ tục xác lập quyền và thực thi quyền đối với KDCN cũng đơn giản hơn so với sáng chế; Thích hợp với các cá nhân làm công việc tạo dáng hoặc nghề thủ công ở trong nước; Bảo hộ KDCN áp dụng được cho nhiều loại hình sản phẩm khác nhau

Với xã hội:
– Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và hoạt động kinh doanh trung thực
– Kích thích các hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm có sức lôi cuốn người tiêu dùng
– Phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, mỹ thuật ứng dụng, thủ công truyền thống và công nghiệp phụ trợ
– Thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm nội địa ra nước ngoài

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tính mới

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điều 65 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:
– KDCN được coi là có tính mới nếu KDCN đó khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
– Hai KDCN không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó.
– KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về KDCN đó.

Ngoại lệ về tính mới (khoản 5 Điều 65):
– Các trường hợp bộc lộ nhưng nộp đơn trong vòng 6 tháng:
– KDCN bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
– KDCN được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
– KDCN được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Xem thêm: Đánh giá tính mới kiểu dáng công nghiệp

Tính sáng tạo

KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các KDCN đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký KDCN trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Xem thêm: Tính sáng tạo kiểu dáng công nghiệp

Khả năng áp dụng công nghiệp

KDCN được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Xem thêm: Khả năng áp dụng công nghiệp kiểu dáng công nghiệp

Chủ sở hữu và quyền của chủ sở hữu KDCN

Chủ sở hữu KDCN: Chủ sở hữu KDCN là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng
độc quyền KDCN (Điều 121 Luật SHTT năm 2005)

Quyền của chủ sở hữu KDCN
– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng KDCN;
– Ngăn cấmngười khác sử dụng KDCN;
– Định đoạt đối với KDCN: chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng, tặng cho, để thừa kế, góp vốn….

Sử dụng KDCN là việc thực hiện các hành vi sau đây:
– Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCNđược bảo hộ;
– Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCNđược bảo hộ;
– Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCNđược bảo hộ.

Quyền tạm thời đối với KDCN
– Kể từ ngày công bố đơn đăng ký KDCN mà người đăng ký biết được người khác sử dụng đối tượng nộp đơn nhằm mục đích thương mại và không thuộc trường hợp sử dụng trước thì có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn và chỉ ra ngày nộp đơn.
– Nếu đã thông báo mà người đó không dừng việc sử dụng thì khi được cấp văn bằng, chủ bằng có quyền yêu cầu người đó trả một khoản tiền đền bù tương xứng với thời gian sử dụng theo giá tương đương hợp đồng li xăng;

Giới hạn quyền của chủ sở hữu KDCN
– Bằng độc quyền KDCN do Cục SHTT cấp có hiệu lực tại Việt Nam;
– Thời hạn hiệu lực: có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
– Chủ sở hữu KDCN không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật SHTT năm 2005

Chủ sở hữu KDCN không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:
– Sử dụng KDCN nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
– Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp

Chủ sở hữu KDCN có nghĩa vụ phải trả thù lao cho tác giả

Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:
a) 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan