Thứ sáu (11/10/2024)

Đánh giá tính mới kiểu dáng công nghiệp

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là gì? Đánh giá tính mới kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Quy định về đánh giá tính mới kiểu dáng công nghiệp.

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được quy định tại điều 65 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) như sau:

Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Xem thêm: Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thời điểm bộc lộ thông tin:
– Là ngày xuất bản, phát hành hoặc công bố các tài liệu như Công báo, sách báo, tạp chí, v.v… có đăng thông tin về KDCN
– Là ngày thông tin về KDCN được đăng lên mạng Internet
– Là ngày sản phẩm mang KDCN bắt đầu được lưu hành trên thị trường, nghĩa là được bày bán công khai trong các cửa hàng, cửa hiệu
– Là ngày trưng bày hiện vật mang KDCN tại triển lãm, hội chợ

Hình thức bộc lộ thông tin
– Thể hiện bằng ảnh chụp/bản vẽ (trên tài liệu; internet; ấn phẩm sách, báo, tạp chí…truyền hình, băng, đĩa)
– Sử dụng trên thị trường (lưu thông trên thị trường, hội chợ, triển lãm)

Phạm vi bộc lộ
– Không giới hạn phạm vi địa lý, có thể bộc lộ ở bất cứ quốc gia nào
– Không giới hạn ngôn ngữ

Tính công khai của thông tin: Thông tin KDCN phải được bộc bộ công khai. Nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về KDCN đó thì KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai.

Ngoại lệ đối với tính mới
KDCN không bị coi là mất tính mới nếu đơn đăng ký KDCN được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố trong các trường hợp sau:
– KDCN bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký KDCN
– KDCN được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học
– KDCN được người có quyền đăng ký trưng bày tại triển lãm quốc gia, triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức

Đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Để đánh giá được tính mới của KDCN cần so sánh và đánh giá với từng KDCN đối chứng dựa vào các đặc điểm tạo dáng cơ bản của chúng để tìm ra những đặc điểm tạo dáng chung và khác biệt.

Xác định sản phẩm
– Sản phẩm cùng loại 
– Sản phẩm tương đương (Ví dụ: cốc và ly; xe máy và xe đạp điện)
– Sản phẩm khác loại (ví dụ: chai và bao gói, ô tô và ô tô đồ chơi)
Sản phẩm hoàn chỉnh và bộ phận được coi là hai sản phẩm khác loại

Đánh giá hình dáng bên ngoài
Mỗi KDCN bao gồm các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản
– Hai KDCN trùng lặp: Có cùng các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản – Hai KDCN không khác biệt đáng kể: Có cùng các đặc điểm tạo dáng cơ bản giống nhau 
– Hai KDCN khác biệt đáng kể: có ít nhất 1 đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt đáng kể với nhau

Nguyên tắc đánh giá
1. Đánh giá một cách tổng thể 
2. Dựa trên sự so sánh các đặc điểm tạo dáng cơ bản 
3. Đánh giá thông qua cách thức thể hiện chứ không phải ý tưởng thể hiện 
4. Đánh giá thông qua hình dáng bên ngoài 
5. Phần sp thường được tập trung quan sát sẽ được đánh giá quan trọng hơn 
6. Kích thước nếu thay đổi dưới dạng đồng dạng phối cảnh không được xem là đặc điểm tạo dáng cơ bản. Các thay đổi kích thước do yc kỹ thuật, thay đổi chiều dài mà mặt cắt không thay đổi thì yếu tố kích thước được coi ít quan trọng 
7. Vật liệu chế tạo không được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản
8. Đối với sản phẩm mà trang trí bề mặt được coi trọng thì sự thể hiện màu sắc theo bố cục trang trí nhất định có thể coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản
9. Hai KDCN đối xứng thì không được coi là khác biệt đáng kể

Tính khác biệt đáng kể:
– Hai KDCN không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó ((Khoản 2 Điều 65 Luật SHTT)
– KDCN nêu trong đơn được coi là mới nếu có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đối chứng (Điểm 35.7.b.ii Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
=> Hai KDCN khác biệt đáng kể nếu có ít nhất 1 đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt đáng kể với nhau

Đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản:
– Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản nếu đó là đặc điểm dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, vì vậy sự có mặt của chúng khiến người quan sát có thể phân biệt được kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác khi quan sát một cách tổng thể
– Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp được coi là đặc điểm tạo dáng không cơ bản nếu đó là đặc điểm không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, vì vậy sự có mặt của chúng không cho phép người quan sát có thể phân biệt được kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác khi quan sát một cách tổng thể

Đặc điểm tạo dáng cơ bản bao gồmĐặc điểm tạo dáng không cơ bản
– Hình dáng, đường bao ngoài
– Bố cục, tỷ lệ các phần của KDCN
– Tiết diện mặt cắt ngang
– Họa tiết
– Bố cục màu sắc
– Kích thước
– Các hình dáng thông dụng, phổ biến
– Các đặc điểm tạo dáng chiếm tỉ lệ nhỏ
– Các đặc điểm tạo dáng bên trong, không trực tiếp gây ra ấn tượng thẩm mỹ
-Các đặc điểm tạo dáng ít được tập trung quan sát
– Lặp lại họa tiết trên bề mặt
– Màu sắc
– Vật liệu chế tạo sản phẩm
– Đặc điểm quyết định bởi chức năng kỹ thuật của sản phẩm
– Dấu hiệu chỉ thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về SP

Trên đây là những nội dung liên quan tới đánh giá tính mới khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nếu khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ AZLAW để được hỗ trợ.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan