Thứ sáu (04/10/2024)

Tính thống nhất kiểu dáng công nghiệp

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Tính thống nhất của đơn kiểu dáng công nghiệp là gì? Việc xác định tính thống nhất đơn kiểu dáng như thế nào?

Để đăng ký một đơn kiểu dáng công nghiệp ngoài các điều kiện chính về tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp thì còn tính thống nhất của đơn.

Tính thống nhất là gì?

Theo khoản 3 điều 101 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) quy định

Điều 101. Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
3. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.

Theo đó, tính thống nhất được hiểu như sau:
– Đơn bao gồm một kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm
– Đơn bao gồm nhiều phương án khác nhau của một kiểu dáng công nghiệp
– Đơn bao gồm các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm

Tại điều 47 quy chế đánh giá KDCN 2022 quy định

Điều 47. Đánh giá tính thống nhất của đơn
1. Tính thống nhất của đơn có nhiều phương án hoặc đơn nộp cho bộ sản phẩm bị coi là không đáp ứng nếu kết quả phân tích bản chất của các kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn ở khoản 2 Điều 31 Quy chế và kết quả so sánh, đánh giá các kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn với nhau theo các nguyên tắc nêu tại các khoản từ 2 đến 6 Điều 42 Quy chế cho phép xác định rằng:
a) Kiếu dáng công nghiệp theo các phương án nêu trong đơn không áp dụng cho cùng một loại hình sản phẩm hoặc áp dụng cho cùng một loại hình sản phẩm nhưng không có cùng một tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản. Trong trường hợp này, kiểu dáng công nghiệp theo các phương án đó được xác định là khác biệt đáng kể với nhau; hoặc
b) Các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp trong đơn không phải là bộ sản phẩm vì thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này. Trong những trường hợp nêu trên, đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ. Việc xử lý đơn được thực hiện theo khoản 6 Điều 48 Quy chế.
2. Các trường hợp sau đây không phải là bộ sản phẩm:
a) Các sản phẩm không được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
b) Kiểu dáng công nghiệp của các sản phẩm không bao hàm một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, nghĩa là không bao gồm ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản được xác định là mới, áp dụng chung cho các sản phẩm này;
c) Các bộ phận của cùng một sản phẩm phức hợp. Bộ sản phẩm cần được hiểu là tập hợp của các sản phấm hoàn chỉnh có mục đích sử dụng riêng rẽ, độc lập với nhau và việc sử dụng cùng nhau là bổ trợ cho nhau chứ không phải là bắt buộc phải sử dụng cùng nhau mới thực hiện được mục đích chung. Như vậy, mặc dù các bộ phận của cùng một sản phẩm phức hợp được sử dụng cùng nhau trên sản phấm phức hợp đó nhưng chúng không phải là một bộ sản phẩm vì chúng bắt buộc phải lắp ráp thành sản phẩm phức hợp mới sử đụng được. Ví dụ, các bộ phận, linh kiện của một chiếc xe máy không thể nộp trong cùng một đơn dưới dạng bộ sản phẩm;
d) Các phương án của cùng một kiểu dáng công nghiệp không phải là bộ sản phẩm. Bộ sản phẩm được hiểu là bao gồm nhiều sản phẩm có các kiểu dáng công nghiệp khác nhau, trong khi đó các phương án không khác biệt đáng kể với nhau chỉ được coi là kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm. Ví dụ, tai nghe bên trái và tai nghe bên phải chỉ khác biệt do tính đối xứng thì không được coi là một bộ sản phẩm.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan