Thứ bảy (02/11/2024)

Công bố đơn nhãn hiệu là gì? Tại sao phải theo dõi

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Công bố đơn nhãn hiệu là gì? Tại sao phải theo dõi công bố đơn đăng ký nhãn hiệu? Việc theo dõi công bố đơn có tác dụng gì?

Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?

Trong quá trình thẩm định Đơn nhãn hiệu, sau khi đơn được nộp tại phòng Đăng ký – Cục Sở hữu trí tuệ, Đơn nhãn hiệu sẽ được thẩm định về mặt hình thức cụ thể là đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn.

Giai đoạn thẩm định về hình thức kéo dài trong 01 tháng. Kết thúc giai đoạn thẩm định về hình thức, nếu Đơn nhãn hiệu đáp ứng các yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhân đơn hợp lệ. Trong trường hợp Đơn nhãn hiệu không đáp ứng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo thiếu sót yêu cầu Người nộp đơn sửa đổi để phù hợp.

Tiếp theo Đơn nhãn hiệu sẽ được Công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Để theo dõi Công báo sở hữu công nghiệp vui lòng truy cập địa chỉ: https://ipvietnam.gov.vn kéo xuống cuối trang để theo dõi Công báo các tháng được cập nhật thường xuyên.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tại sao phải công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Mục đích của việc công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp để chủ đơn theo dõi tiến trình thẩm định đơn của mình, cũng như xem xét có nhãn hiệu nào vi phạm đến nhãn hiệu mà mình sở hữu hay không. Trong nhiều trường hợp, đối thủ cạnh tranh lại tiến hành nộp đơn nhãn hiệu vi phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp bạn. Vì vậy thông qua Công báo sở hữu công nghiệp, bạn hoàn toàn có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Điều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ:
a) Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;
b) Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;
c) Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
d) Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.
2. Ý kiến phản đối quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Kể từ thời điểm công bố đơn, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến về việc cho/không cho chủ thể nộp đơn được cấp văn bằng bảo hộ (thời hạn phản đối) theo quy định tại Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ. Cần lưu ý về thời gian phản đối cấp đối với trường hợp các loại quyền sở hữu công nghiệp khác nhau

Việc theo dõi công bố đơn nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, khách hàng có thể tự theo dõi hoặc thuê các đơn vị đại diện sở hữu chuyên nghiệp để theo dõi các đơn này

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan