Thứ Sáu (29/03/2024)

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Giống cây trồng là gì? Thủ tục, hồ sơ, điều kiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định pháp luật.

Giống cây trồng là gì?

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Như vậy, giống cây trồng được hiểu là một nhóm cây được chọn lọc cho ra những đặc điểm nối bật; có thể duy trì bằng việc nhân giống.

Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) quy định: Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.”. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở đăng ký trên cơ sở quyết định cấp bảo hộ đối với giống cây trồng này.

Bảo hộ giống cây trồng

Thời hạn bảo hộ giống cây trồng đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ là 25 năm; với giống cây trồng khác là 20 năm. Tại điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng như sau:

Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài là công dân quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới hoặc quốc gia có ký kết với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới.

Như vậy, chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân chọn tạo, phát hiện, phát triển giống.
– Tổ chức, cá nhân đầu tư cho công tác chọn tạo, phát hiện, phát triển giống.

Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Một giống cây trồng có đủ điều kiện bảo hộ quyền khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
– Có tính mới.
– Có tính khác biệt.
– Có tính đồng nhất.
– Có tính ổn định.
– Có tên phù hợp.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng: Được quy định tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm
– Tờ khai đăng ký theo mẫu.
– Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu.
– Giấy ủy quyền trong trường hợp thông qua đại diện.
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trong trường hợp người đăng ký được chuyển giao quyền đăng ký.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý: một đơn đăng ký chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.

Lệ phí bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại thông tư 207/2016/TT-BTC sửa đổi bởi thông tư 14/2018/TT-BTC

SttNội dungĐơn vị tínhMức thu (đồng)
ILệ phí
1Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệpBằng350.000
2Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệBằng100.000
3Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp01 người/lần100.000
IIPhí bảo hộ giống cây lâm nghiệp
1Hội đồng công nhận giống cây lâm nghiệp mới01 lần4.500.000
2Công nhận lâm phần tuyển chọn01 giống600.000
3Công nhận vườn giống01 vườn giống2.400.000
4Công nhận nguồn gốc lô giống, lô con giống01 lô giống600.000
IIIPhí bảo hộ giống cây trồng
1Thẩm định đơn01 lần2.000.000
2Thẩm định lại đơn khi người nộp đơn yêu cầu thì người nộp đơn phải nộp 50% lần đầu01 lần1.000.000
3Duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
– Từ năm thứ 1 đến năm thứ 301 giống/01 năm3.000.000
– Từ năm thứ 4 đến năm thứ 601 giống/01 năm5.000.000
– Từ năm thứ 7 đến năm thứ 901 giống/01 năm7.000.000
– Từ năm thứ 10 đến năm thứ 1501 giống/01 năm10.000.000
– Từ năm thứ 16 đến hết thời gian hiệu lực của Bằng bảo hộ01 giống/01 năm20.000.000
4Thẩm định yêu cầu phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồngĐơn1.200.000
5Hội đồng công nhận giống, cây trồng mới01 lần4.500.000
IVPhí công nhận, chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt
1Chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận01 phòng, TCCN/lần15.000.000
2Giám sát phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhậnPhòng, TCCN/lần7.500.000
VPhí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp
1Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón)
Cấp mới01 cơ sở/lần6.000.000
Cấp lại01 cơ sở/lần2.500.000
2Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón
Cấp mới:01 cơ sở/lần3.000.000
Cấp lại01 cơ sở/lần1.200.000
3Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Cấp mới01 cơ sở/lần500.000
Cấp lại01 cơ sở/lần200.000

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Thẩm định về mặt hình thức: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn; Cục Trồng trọt thẩm định hình thức đơn và xác minh tính hợp lệ của đơn. Đơn được coi là không hợp lệ khi
–  Đơn không đáp ứng yêu cầu về hình thức quy định.
– Đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Sau khi tiếp nhận đơn, Cục Trồng trọt có thể ra các thông báo sau:

 Loại thông báoYêu cầuThời hạn
Đơn bị từ chốiThông báo từ chối chấp nhận đơn  
Thông báo cho người đăng ký khắc phục thiếu sótKhắc phục thiếu sót.30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Đơn được chấp thuậnThông báo chấp nhận đơnGửi mẫu giống đến Cục Trồng trọt.30 ngày trước thời vụ gieo trồng đầu tiên kể từ ngày ban hành thông báo.

Công bố đơn trên tạp chí: Trường hợp đơn được chấp thuận; Cục Trồng trọt tiến hành công bố đơn trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp thuận.

Thẩm định về mặt nội dung:

Cục Trồng trọt tiến hành thẩm định dựa trên:
– Tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng.
– Kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng.

Thời hạn thẩm định: 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật

Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng: Sau khi qua được các bước thẩm định, Cục Trồng trọt tiến hành cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

Lưu ý: Phí cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được nộp ngay sau khi Cục Trồng trọt tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan