Thứ Ba (23/04/2024)

Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam là gì? Điều kiện trở thành tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả tại Việt Nam? Thủ tục công nhận tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả?

Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả là gì?

Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam là các đơn vị có chức năng đại diện theo ủy quyền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan để thực hiện đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam. Theo quy định tại điều 57 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi tới 2022) quy định:

Điều 57. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:
a) Tư vấn những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo ủy quyền;
c) Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo ủy quyền.

Điều kiện trở thành tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

Theo quy định tại điều 55 nghị định 17/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều kiện về tổ chức:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Điều kiện với người đứng đầu tổ chức
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật.

Ghi nhận tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

Hồ sơ ghi nhận: Hồ sơ theo quy định tại theo khoản 3 điều 55 nghị định 17/2023/NĐ-CP gồm:
– Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu số 08 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
– Danh sách cá nhân thuộc tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan kèm theo bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu tổ chức có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật của người đứng đầu tổ chức và các cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức.

Cơ quan giải quyết: Cục bản quyền tác giả

Thời gian giải quyết: 30 ngày

Kết quả: Văn bản trả lời tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan về việc ghi nhận hoặc từ chối ghi nhận tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan