Thứ Sáu (26/04/2024)

Quy định về đồng sở hữu nhãn hiệu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Nhãn hiệu có thể đồng sở hữu hay không? Quy định về đồng sở hữu với nhãn hiệu? Thực tế về đồng sở hữu với nhãn hiệu?

Đồng chủ sở hữu nhãn hiệu là gì?

Đồng sở hữu nhãn hiệu là việc 2 hoặc nhiều cá nhân, tổ chức đồng sở hữu một nhãn hiệu (đứng tên trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu). Theo quy định tại khoản 5, 6 điều 87 luật sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Quyền sử dụng nhãn hiệu cũng là một loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự (quyền tài sản) theo đó, việc đồng sở hữu nhãn hiệu cũng như đồng sở hữu các loại tài sản khác (đất đai, phương tiện…).

Tuy nhiên, xét lại định nghĩa nhãn hiệu theo quy định tại Khoản 16 điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Theo quy định này, việc đồng sở hữu nhãn hiệu trên thực tế có thể sẽ không phải do các đồng sở hữu thực hiện thì lúc này việc đăng ký nhãn hiệu sẽ vi phạm so với các quy định về đồng chủ sở hữu nhãn hiệu. Với một số trường hợp như chuyển nhượng một phần nhãn hiệu hiện tại chưa có quy định cụ thể.

Thủ tục đồng sở hữu nhãn hiệu

Trên thực tế, việc đồng sở hữu nhãn hiệu có thể thực hiện qua cách thức sau:
– Cùng đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đồng sở hữu (điều 87 luật sở hữu trí tuệ)
– Nhận chuyển nhượng nhãn hiệu, đơn đăng ký nhãn hiệu trong đó bên nhận là đồng sở hữu
– Nhận chuyển nhượng một phần nhãn hiệu (Việc chuyển nhượng 1 phần nhãn hiệu có thể không được áp dụng nếu việc sử dụng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ).

Về mặt quy định, khi nhận chuyển nhượng 1 phần nhãn hiệu, các đơn vị nên thực hiện bằng cách chuyển nhãn hiệu cho một công ty (pháp nhân duy nhất) trong đó các đồng chủ sở hữu nhãn hiệu (dự định) sẽ làm thành viên, cổ đông của công ty đó để tránh tranh chấp xảy ra sau này khó giải quyết. Trên thực tế, khi đăng ký, chuyển nhượng đồng sở hữu nhãn hiệu, cục SHTT sẽ yêu cầu bàn cam kết đồng sở hữu nhãn hiệu (tham khảo mẫu dưới đây)


Cam kết đồng sở hữu nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu hiện không giới hạn việc đồng chủ sở hữu nghĩa là nhiều người cùng sở hữu nhãn hiệu cũng không ngăn cấm việc một người sở hữu nhiều nhãn hiệu. Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân muốn cùng sở hữu thì phải có một văn bản cam kết đồng chủ sở hữu với các nội dung:
– Cùng đứng tên nộp đơn yêu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận cho nhãn hiệu;
– Cùng tham gia trong quá trình hoạt động kinh doanh và bảo đảm trong quá trình sử dụng nhãn hiệu luôn được nhân danh của các bên;
– Việc sử dụng nhãn hiệu nêu trên không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ;
– Không có bất kỳ hành động nào gây phương hại đến việc dùng chung nhãn hiệu;
– Không có bất kỳ tranh chấp kiện tụng nào khi cùng sử dụng nhãn hiệu này;
– Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu.
(Tham khảo mẫu bên dưới)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–

BẢN CAM KẾT ĐỒNG SỞ HỮU NHÃN HIỆU
(Mẫu)

Kinh gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

Chúng tôi, gồm:
1.
2.

Băng văn bản này chúng tôi xin cam kểt những điều sau đây:

1. Các bên là đồng chủ sở hữu nhãn hiệu, do đó sẽ cùng đứng tên nộp đơn yêu cầu đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
2. Các bên cùng tham gia trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo trong quá trình sử dụng nhãn hiệu trên luôn được nhân danh của các bên;
3. Các bên cam kết việc sử dụng nhãn hiệu trên không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ;
4. Các bên cam kết không có bất kỳ hành động nào làm phương hại đến việc dùng chung nhãn hiệu nêu trên;
5. Các bên cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên.
6. Các bên đã thỏa thuận và đồng ý cho ông/bà … thay mặt các đồng sờ hữu đứng tên chủ đơn đăng ký cũng như thực hiện tất cả các công việc có liên quan đến đơn đăng ký … với Cục Sở hữu trí tuệ.

………….,ngày … tháng … năm 20…

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan