Thứ Bảy (27/04/2024)

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền gì?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tư vấn pháp luật về quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, quyền lợi khi sở hữu một nhãn hiệu và quyền lợi khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ AZLAW để giải đáp

Chủ sở hữu nhãn hiệu (đã được đăng ký bảo hộ) có độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình hay có thể hiểu một cách ngắn gọn là:
– Quyền sử dụng nhãn hiệu
– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nó
– Quyền định đoạt

Thứ nhất, quyền sử dụng nhãn hiệu là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu gắn nhãn hiệu lên trên hàng hoá, các kiện hàng, bao bì hay sử dụng nhãn hiệu hàng băng bằng bất kỳ cách thức nào khác liên quan tới hàng hoá mà nhãn hiệu đã đăng ký. Quyền sử dụng còn là quyền quảng bá hàng hoá mang nhãn hiệu trên thị trường. Cuối cùng, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng nhãn hiệu của mình trong quảng cáo, trên giấy tờ kinh doanh, tài liệu giao dịch…

Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho một cá nhân hoặc tổ chức bằng hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng. Một trong những ví dụ điển hình phải kể đến là mô hình của các chuỗi cung cấp thức ăn nhanh như KFC, Lotteria, …

Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Do chức năng cơ bản của nhãn hiệu là dụng để phân biệt hàng hoá của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá của người khác. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có thể ngăn chặn việc sử dụng những nhãn hiệu hàng gây tương tự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và công chúng. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phản đối bất kỳ người thứ ba nào sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình cho các hàng hoá trùng/ tương tự hoặc cùng kênh tiêu thụ để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không thể phản đối một cách vô điều kiện đối với việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình trên những hàng hoá của người khác, nếu như các hàng hoá đó không nằm trong danh sách đăng ký được bảo hộ.

Các hành vi vi phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể tại điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành:

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Như vậy, để đảm bảo cho các tài sản trí tuệ cũng như công sức gây dựng uy tín cho thương hiệu của mình, các chủ sở hữu nhãn hiệu nên tiến hành các thủ tục để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách hợp pháp. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như việc đăng ký sở hữu đối với một loại tài sản trí tuệ của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tên nhãn hiệu đó. Tuy nhiên cần lưu ý nhãn hiệu khi đăng ký cần phải làm thủ tục tra cứu nhãn hiệu tránh việc trùng lập nhãn hiệu dẫn tới nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan