Thứ năm (12/09/2024)

Lỗi trong dân sự và hình sự có gì khác nhau?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

So sánh lỗi trong dân sự và hình sự. Tư vấn pháp luật về dân sự hình sự qua điện thoại. Giải thích sự giống và khác nhau về lỗi trong 2 bộ luật dân sự và hình sự của Việt Nam

Lỗi trong dân sự và hình sự là hai quy định khác nhau tại hai bộ luật nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau. Trong bài viết này AZLAW chúng tôi sẽ phân tích sự giống và khách nhau giữa lỗi trong dân sự và lỗi trong bộ luật hình sự như sau:

1. Giống nhau:
Lỗi trong dân sự hay lỗi trong hình sự thì đều được chia ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ở Bộ luật hình sự lỗi được qui định ở điều 9 và điều 10, trong bộ luật dân sự lỗi được định nghĩa cũng như qui định tại điều 308 Bộ luật dân sự. Trong nhiều trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải có dấu hiệu lỗi không có dấu hiệu lỗi thì hầu hết không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Khác nhau:
Trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng tầm quan trọng của việc phân biệt lỗi cố ý hoặc vô ý không quan trọng bằng trong pháp luật hình sự.

Điều 604 bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ich hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên trong Bộ luật dân sự 2015 giải thích rõ hơn về vấn đề này

Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự
Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Theo điều luật này thì dù người gây thiệt hại có lỗi vô ý hay cố ý thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người có thiệt hại như nhau. Có trường hợp người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tuy nhiên trong hình sự thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp người phạm tội không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó việc phân chia thành lỗi vô ý hay lỗi cố ý rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc định tội danh và khung hình phạt cho người phạm tội. Chẳng hạn như cùng có hậu quả chết người xảy ra nhưng nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điều 123, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình. Còn nếu lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo điều 128, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là mười năm. Như vậy lỗi vô ý hay lỗi cố ý trong pháp luật hình sự quyết định trực tiếp tới tội danh cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Do đó khi xét xử ngành tòa án rất quan tâm tới vấn đề này để xét xử đúng người đúng tội.

Không những thế lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng chỉ phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Nhưng trong hình sự thì khác hình sự chia ra thành lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả, vô ý vì quá tự tin. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do trong hình sự mặt chủ quan của người phạm tội trong đó có lỗi rất quan trọng nó thể hiện mức độ nguy hiểm của tội phạm vì thế cần có sự phân chia thật rõ ràng, cụ thể các mức độ lỗi khác nhau để áp dụng đúng khung hình phạt với mức độ nguy hiểm do người phạm tội gây ra.

Có thể nói lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng có nhiều điểm khác biệt điều đó phù hợp với đặc trưng riêng của từng ngành luật.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan