Đăng ký bản quyền phần mềm
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm như thế nào? Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị khi đăng ký bản quyền phần mềm
Nội dung bài viết
Phần mềm là gì?
“Phần mềm” (software) hay còn gọi là “chương trình máy tính” có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả. Theo điều 22 luật sở hữu trí tuệ giải thích về chương trình máy tính như sau:
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
Như vậy, các dạng ứng dụng phần mềm sử dụng được hcho máy tính, điện thoại di động hiện nay đều được gọi là phần mềm và đều có thể đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả dưới dạng chương trình máy tính
Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm
1. Nếu tác giả/người thực hiện đồng thời là chủ sở hữu, hồ sơ gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả/quyền liên quan
– CMND/CCCD/HC photo của tác giả/người thực hiện
– 02 bản sao tác phẩm (Đối vơi chương trình máy tính; Tác phẩm gồm 02 bản in (in khoảng 20 trang giao diện và code) và 02 đĩa (full giao diện và code)
2. Nếu tác giả/người thực hiện là nhân viên của Công ty hoặc được thuê theo hợp đồng, hồ sơ gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả quyền liên quan (Mẫu 01 – Thông tư 08 có trên website: cov.gov.vn)
– Quyết định giao việc của Công ty/ Hợp đồng thuê/ Hợp đồng chuyển nhượng
– Cam đoan
– CMND/CCCD/HC photo của tác giả/ người thực hiện
– ĐKKD của công ty (không công chứng)
– 02 bản sao tác phẩm (Đối vơi chương trình máy tính; Tác phẩm gồm 02 bản in (in khoảng 20 trang giao diện và code) và 02 đĩa (full giao diện và code)
– Giấy giới thiệu nếu người nộp hồ sơ là nhân viên của Công ty/Giấy uỷ quyền nếu là người được ủy quyền đi nộp hồ sơ
3. Nếu tác giả/ người thực hiện đồng thời là ngưòi đại diện theo pháp luật, hồ sơ gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả/ quyền liên quán (Mẫu 01 – Thông tư 08 có trên website: cov.gov.vn)
– Tuyên bố về tác giả và chủ sở hữu
– CCCD/HC photo của tác giả/ người thực hiện
– ĐKKĐ của công ty
– 02 bản sao tác phẩm (Đối vơi chương trình máy tính; Tác phẩm gồm 02 bản in (in khoảng 20 trang giao diện và code) và 02 đĩa (full giao diện và code)
– Giấy giới thiệu nếu người nộp hồ sơ là nhân viên của Công ty/Giấy uỷ quyền nếu là ngưòi được ủy quyền đi nộp hồ sơ
Lưu ý:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm (Ghi rõ các nội dung: Tên phần mềm, có bao gồm dữ liệu hoặc không bao gồm dữ liệu, đã công bố hay chưa, hình thức công bố (nếu có), thông tin phần mềm kèm theo thông tin chủ sở hữu và tác giả của phần mềm này)
Lưu ý khi đăng ký bản quyền phần mềm
1. Giấy cam đoan cần nêu rõ, tác phẩm có được tạo ra từ mã nguồn mở nào hay không?
“Nếu chương trình máy tính được sáng tạo dựa trên mã nguồn nào thì phải ghi rõ mã nguồn đó trong nội dung chính trong tờ khai và bản cam kết của tác giả và không vi phạm bản quyền thương mại của mã nguồn. Nếu chương trình máy tính được sáng tạo không dựa trên mã nguồn nào thì phải ghi rõ trong phần nội dung chính trong tờ khai của tác phẩm”.
2. Tại bản mô tả phần mềm cần có code của phần mềm
3. Trong trường hợp tác phẩm đã được công bố trên Internet, phải ghi rõ đường link website đã công bố tác phẩm tại mục “hình thức công bố” có trong Tờ khai đăng ký quyền tác giả
4. Phần tên phần mềm ghĩ rõ “Tác phẩm không bao gồm dữ liệu” nếu ko có dữ liệu
5. Tác giả đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty, vẫn phải có đủ 2 chữ ký, một tác giả ký ở trên, 1 người đại diện ký và đóng dấu ở dưới.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính
Bước 1: Nộp hồ sơ online tại https://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/ để lấy mã hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả
– Cục bản quyền tác giả: Số 33, Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
– Văn phòng Đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
– Văn phòng Đại diện tại TP Đà Nẵng: 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Bước 3: Nộp lệ phí 600.000 VNĐ sau và nhận chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sau khi hồ sơ hợp lệ
1. Thời gian đăng ký bản quyền cho phần mềm là bao lâu? Theo quy định pháp luật thời gian đăng ký bản quyền phần mềm là 01 tháng. Trên thực tế việc đăng ký có thể kéo dài đến 2 – 3 tháng.
2. Bản mô tả phần mềm có cần ký, đóng dấu hay không? Bản mô tả gửi kèm trong hồ sơ không bắt buộc phải có chữ ký, đóng dấu của tác giả, chủ sở hữu. Sau khi hoàn thành việc đăng ký cục bản quyền tác giả sẽ đóng dấu vào bản mô tả.