Thứ Bảy (27/04/2024)

Đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Cách thức đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu? Nhãn hiệu như thế nào được coi là gây nhầm lãn?

Dấu hiệu dạng chữ không được bảo hộ

Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng VN có hiểu biết thông thường không có khả năng nhận biết,  ghi nhớ (ký tự không có nguồn gốc La-tinh): Chữ Trung Quốc, Nhật Bản, chữ Thái, chữ Ả Rập… (Trừ trường hợp đi kèm với thành phần khác tạo khả năng phân biệt/trình bày dưới dạng đồ họa đặc biệt…)

Mặc dù ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ gồm:
– Chữ số (Ví dụ 1980, 1999..)
– Một chữ cái (A)
– Hai chữ cái không thể đọc được như một từ (kể cả đi kèm số) 
(Trừ TH dấu hiệu trình bày dưới dạng đồ họa/dạng đặc biệt)

Một tập hợp quá nhiều chữ cái, chữ số khiến không thể nhận biết, ghi nhớ như: một dãy quá nhiều ký tự ko sắp xếp theo trật tự, quy luật; một văn bản, đoạn văn bản… Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt. 

Ví dụ:
NYLON cho sản phẩm vải sợi
FORMICA cho vật liệu xây dựng
VASELINE cho kem mỹ phẩm

Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt  Nam như tên gọi thông thường của chính hàng  hóa/dịch vụ liên quan. 

Ví dụ:
HOTEL RESORT (dịch vụ khách sạn, dịch vụ lưu trú)
PERFUME COSMETIC (nước hoa, mỹ phẩm)

Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả hàng hóa,  dịch vụ như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc  địa lý (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập  thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận liên quan đến nguồn gốc địa lý  của sản phẩm), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,  chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký  là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của hàng hóa, dịch vụ),  thành phần, công dụng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ. 

Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh 

Dấu hiệu chữ làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu,  tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ theo quy định tại Điều 73.5 của Luật SHTT

Dấu hiệu chữ: 
– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật,  biệt hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh  nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài;  
– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi  của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc  phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết  đến một cách rộng rãi, trừ trường hợp được phép của chủ  sở hữu tác phẩm đó.

Dấu hiệu chữ trùng/tương tự đến mức gây  nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc  phạm vi bảo hộ của người khác theo quy định tại  điểm e,g,h,i,k,l,m khoản 2 Điều 74 Luật SHTT

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu

Dấu hiệu hình không có khả năng phân biệt

 – Hình hoặc hình hình học thông thường như hình tròn,  hình elip, tam giác, tứ giác… hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm 

– Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình.
Ví dụ: quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau

– Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi:
Ví dụ: 
⮚ Các ký hiệu giao thông 
⮚ Hình bánh răng chỉ ngành cơ khí 
⮚ Con rắn quấn cốc chỉ ngành dược
⮚ Quả địa cầu…

Hình vẽ, hình ảnh thông thường của sản phẩm

Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (như mô tả về địa điểm-phương pháp sản xuất, nguồn gốc địa lý, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị… hoặc các đặc tính khác) 

Ví dụ:
⮚ Hình quả cam cho sản phẩm nước cam tươi
⮚ Hình chùm nho cho sản phẩm rượu
⮚ Hình quả mướp đắng cho trà khổ qua…

Hình vẽ, hình ảnh gây nhầm lẫn hoặc mang tính chất lừa dối người tiêu dùng về đặc tính, nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu

Dấu hiệu hình trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm  lẫn với: 
– Hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt  Nam hoặc của nước ngoài;
– Hình ảnh của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm  thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được  biết đến một cách rộng rãi (trừ trường hợp được phép của  chủ sở hữu tác phẩm đó).

Dấu hiệu hình trùng hoặc tương tự với một trong các đối  tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp  của người khác theo quy định tại các điểm e, g, h, i, k, l, m  khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ; 

Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của người khác

Khả năng phân biệt của dấu hiệu kết hợp

a) Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt  và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt;
b) Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động  mạnh vào cảm giác người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng  về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu  hình có khả năng phân biệt (mặc dù thành phần còn lại  không có hoặc ít có khả năng phân biệt); 
c) Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và  dấu hiệu hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt  nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu đó tạo ra  một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được  coi là có khả năng phân biệt; 

Đánh giá sự tương tự về mặt nhãn hiệu

Dấu hiệu được coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu giống hệt về: 
❖ cấu trúc,  
❖ nội dung, ý nghĩa, 
❖ hình thức thể hiện.

Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu:
Gần giống với nhãn hiệu đối chứng về: 
– cấu trúc, nội dung (hoặc/và)  
– cách phát âm (hoặc/và)  
– ý nghĩa (hoặc/và)  
– hình thức thể hiện 
đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng:
Hai đối tượng đó là một, hoặc 
Đối tượng này là biến thể của đối tượng kia, hoặc
Hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc.
Dấu hiệu là bản phiên âm/ dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng.
Dấu hiệu chứa toàn bộ thành phần mạnh của nhãn hiệu đối chứng, thành phần còn lại là thành phần yếu
Đối với tên người nước ngoài: Trùng họ
Đối với tên Việt Nam: Trùng tên:

Đánh giá sự tương tự của hàng hóa/dịch vụ

Hai hàng hoá/hai dịch vụ bị coi là trùng nhau (cùng loại):
⮚ Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) và cùng chức năng,  mục đích sử dụng; hoặc:  
VD: nước hoa xịt phòng /nước làm thơm mát không khí trong phòng. 
⮚ Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng; 
VD: Phấn trang điểm dạng bột/phấn trang điểm dạng nước. Khách sạn/nhà nghỉ…
Ví dụ: giầy đế thấp – giầy đế cao
Giầy mũi nhọn – giầy mũi vuông 
Ví dụ: Dịch vụ khám bệnh – Dịch vụ khám bệnh tại nhà

Hai hàng hoá/hai dịch vụ bị coi là tương tự: 
⮚ Tương tự nhau về bản chất; 
⮚ Tương tự nhau về chức năng/mục đích sử dụng và được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại.  
(phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…)
VD: Bánh, kẹo … 
Sơn nội thất – sơn chống cháy 
Gạch, ngói, xi măng … 
Kem đánh răng / bàn chải đánh răng

Một hàng hoá và một dịch vụ bị coi là tương tự nếu: 
Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hoá, dịch vụ hoặc nguyên liệu, bộ phận của hàng hoá,  dịch vụ này được cấu thành từ hàng hoá, dịch vụ kia); hoặc 
Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của hàng hoá, dịch vụ này phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ kia hoặc chúng thường được sử dụng cùng nhau); hoặc 
Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (hàng hoá, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng, khai thác hàng hoá, dịch vụ kia…). 
Ví dụ: 
⮚ Vàng bạc – Dịch vụ gia công kim loại quý
⮚ Dược phẩm – Cửa hàng bán thuốc
⮚ Xe máy – Lắp ráp/sửa chữa xe máy
⮚ Phần mềm máy tính – Thiết kế phần mềm.
⮚ Cà phê – Quán cà phê 
⮚ Quần áo – Thiết kế quần áo/Mua bán quần áo

Kết luận về khả năng gây nhầm lẫn

Dấu hiệu bị coi trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng khi: 
Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hoá,  dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng (Điểm 39.11(i) TT) 
Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hoá,  dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng của cùng chủ sở hữu nhãn hiệu (Điểm 39.11(ii) TT)
Dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng, và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng, (Điểm 39.11(iii) TT) 
(Trừ trường hợp ngoại lệ khi tính tương tự về hàng hoá, dịch vụ và tính tương tự về dấu hiệu không đủ tạo ra khả năng nhầm lẫn khi sử dụng)
❖ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu tuy không trùng, không tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó, nhưng việc sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng thực tế làm suy giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. (Điểm 39.11(iv) TT)

Xem thêm: Tra cứu nhãn hiệu

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan