Thứ Năm (28/03/2024)

Trình độ sáng tạo của sáng chế

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Trình độ sáng tạo của sáng chế là gì? Cách thức để đánh giá trình độ sáng tạo như thế nào?

Trình độ sáng tạo là gì? 

Theo quy định tại điều 61 Luật SHTT: 
⮚ Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn…, sáng chế được coi là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
Điểm 25.6 Thông tư 01: 
⮚ không bị coi là “có tính hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng” 
Thuật ngữ “hiển nhiên” được dùng để chỉ việc tạo ra sáng chế không nằm ngoài tiến trình phát triển thông thường của công nghệ và chỉ là sự phát triển mang tính đơn giản hoặc logic (kết hợp) từ các giải pháp kỹ thuật đã biết

Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật

⮚Là một người giả định
⮚Có khả năng hiểu biết tất cả các kiến thức 
thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan tại thời điểm nộp đơn/ưu tiên 
⮚Có khả năng thực hiện tất cả các thí nghiệm/thực hành thông thường
⮚ PSA có thể cần thành thạo trong nhiều hơn một lĩnh vực, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, trong các trường hợp này PSA có thể tương ứng với mội nhóm người

Nguyên tắc chung đánh giá tính sáng tạo

⮚ Đánh giá theo từng điểm yêu cầu bảo hộ so sánh với tình trạng kỹ thuật của sáng chế
⮚ Đánh giá dựa trên người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng 
⮚ Sử dụng một tài liệu hoặc kết hợp các tài liệu trong tình trạng kỹ thuật để đánh giá trình độ sáng tạo
⮚ Giải pháp kỹ thuật không mới thì cũng không sáng tạo ⮚ Giải pháp kỹ thuật mới có thể sáng tạo hoặc không sáng tạo

Phương pháp “Vấn đề và giải pháp”

Bước 1: Xác định “giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất” là giải pháp có mục đích và hiệu quả kỹ thuật gần nhất với sáng chế yêu cầu bảo hộ, hoặc ít nhất nó phải nằm trong cùng một lĩnh vực kỹ thuật hoặc trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan mật thiết với sáng chế yêu cầu bảo hộ; 
Bước 2: Xác định “vấn đề kỹ thuật khách quan” cần giải quyết trên cơ sở dấu hiệu kỹ thuật khác biệt của sáng chế và giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất; và 
Bước 3: Đánh giá tính hiển nhiên của sáng chế yêu cầu bảo hộ đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng trên cơ sở giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất và vấn đề kỹ thuật khách quan xác định được.

Ví dụ PP “Vấn đề và giải pháp”

Yêu cầu bảo hộ: Bút chì chứa: lõi (core) làm bằng than chì graphit và đất sét, thân trụ bằng gỗ (wooden shaft)  có dạng đa giác để chống lăn tròn 

D1: Bút chì chứa lõi bằng than chì  graphit và đất sét, và thân trụ  bằng gỗ có dạng hình tròn
D2: Bút có vỏ bao, trong đó thân  vỏ bao có dạng hình trụ hoặc  lục giác để chống lăn tròn

Bước 1: Xác định “giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất” là giải pháp có mục đích và hiệu quả kỹ thuật gần nhất với sáng chế yêu cầu bảo hộ, hoặc ít nhất nó phải nằm trong cùng một lĩnh vực kỹ thuật hoặc trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan mật thiết với sáng chế yêu cầu bảo hộ; 
D1 có cùng lĩnh vực kỹ thuật với sáng chế, cụ thể là, bút chì, có chứa dấu hiệu kỹ thuật giống như sáng chế, cụ thể là, lõi làm bằng than chì graphit và đất sét
Bước 2: Xác định “vấn đề kỹ thuật khách quan” cần giải quyết trên cơ sở dấu hiệu kỹ thuật khác biệt của sáng chế và giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất. “Vấn đề kỹ thuật khách quan”: đề xuất một giải pháp kỹ thuật thay thế giải pháp kỹ thuật đã biết, cụ thể là,  tạo ra bút chì có thân dạng đa giác để chống lăn tròn
Bước 3:
– Đánh giá tính hiển nhiên Sáng chế 

Bút chì chứa: 
– lõi bằng than chì graphit và đất sét,
– thân trụ bằng gỗ có dạng đa giác để chống lăn tròn 

D1
Bút chì chứa: 
– lõi bằng than chì graphit và đất sét,
– thân trụ bằng gỗ có dạng hình tròn 

=> Sáng chế khác với D1 ở chỗ: thân có dạng đa giác để chống lăn tròn
– D2 mô tả bút với thân có dạng đa giác, hình trụ hoặc lục giác, để chống lăn tròn
Kết hợp D1 và gợi ý trong D2 có thể tạo ra sáng chế

Hiệu quả kỹ thuật bất ngờ

⮚ “Hiệu quả kỹ thuật bất ngờ”: chứng minh trình độ sáng tạo của sáng chế 
⮚ Lợi ích kỹ thuật bất ngờ (ví dụ sáng chế tạo ra hiệu quả kỹ thuật hiệp đồng mà không phải là hiệu quả kỹ thuật cộng của các thành phần)

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan