Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Chỉ dãn địa lý là gì? Điều kiện, quy trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định hiện hành
Nội dung bài viết
Chỉ dẫn địa lý là gì? Theo khai niệm của Khoản 22 điều 4 luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2022 giải thích như sau: “22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể“
Phân biệt chỉ dẫn địa lý với một số khái niệm khác
Chỉ dẫn nguồn gốc: bất kỳ dấu hiệu hay cách thức thể hiện nào dùng để chỉ dẫn rằng một hàng hóa có xuất xứ từ một nước, vùng, địa phương cụ thể.
Tên gọi xuất xứ hàng hoá: tên địa lý của nước, khu vực hoặc vùng lãnh thổ dùng để chỉ dẫn cho sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người. (Hiệp ước Lisbon)
Chỉ dẫn địa lý: chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định. (Hiệp định TRIPS)
Vai trò bảo hộ chỉ dẫn địa lý
– Đối với nhà sản xuất: Lợi thế cạnh tranh; Nâng cao chất lượng, uy tín; Phát triển SXKD, mở rộng thị trường; Chống hành vi CTKLM
– Đối với người tiêu dùng: Được chỉ dẫn về sản phẩm; Sử dụng sản phẩm chất lượng, nguồn gốc
– Đối với cộng đồng: Phát triển nông nghiệp, nông thôn; Phát triển ngành nghề truyền thống, du lịch; Tạo công ăn việc làm; Gìn giữ giá trị văn hóa, truyền thống
Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
– Có nguồn gốc địa lý tương ứng: Khu vực địa lý xác định bằng từ ngữ hoặc bản đồ; Thuộc một hoặc nhiều địa giới hành chính
– Danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý quyết định: Yếu tố tự nhiên; Yếu tố con người
Ví dụ:
– Gạo nếp Tú Lệ: xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
– Tỏi Lý Sơn: xã An Bình, xã An Hải, xã An Vĩnh thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
– Sâm Ngọc Linh: 9 xã thuộc tỉnh Kon Tum; 7 xã thuộc tỉnh Quảng Nam
Chỉ dẫn địa lý đồng âm
Chỉ dẫn địa lý: Trùng nhau về cách phát âm, cách viết
Điều kiện bảo hộ
– Sử dụng thực tế không gây nhầm lẫn về nguồn gốc địa lý
– Nguyên tắc đối xử công bằng giữa những người sản xuất
DANH TIẾNG: Mức độ tín nhiệm – mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa
CHẤT LƯỢNG, ĐẶC TÍNH:
– Chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan
– Về vật lý, hoá học, vi sinh;
– Có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện KT/chuyên gia.
Tỏi Lý Sơn
Khu vực địa lý: xã An Bình, xã An Hải, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Đặc tính: Tỏi có màu trắng vôi, thịt củ màu trắng ngà có sắc xanh đặc trưng, mùi thơm dịu, vị cay dịu nhẹ, có vị ngọt. Tỏi ít tép, 1-3 tép, tỏi nhiều tép có trọng lượng củ từ 2,5 – 20 gam/củ, chiều cao củ từ 18 – 35 mm, đường kính củ từ 15 – 37,5 mm. …Tỏi Lý Sơn có độ ẩm từ 57,71 – 69,31 (%KL), hàm lượng tro tổng số từ 1,41 – 2,70 (% KL chất khô), hàm lượng tro không tan trong axit từ 0,04 – 0,18 (% khối lượng chất khô), hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ bay hơi 0,14 – 0,22 (% KL chất khô), hàm lượng chất chiết tan trong nước lạnh từ 54,96 – 84,35 (% KL chất khô), hàm lượng Allicin từ 54,26 – 133,10 (mg/kg), hàm lượng Kali từ 348,0 – 371,0 (mg/100g). “Hàm lượng kali” và “Hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ bay hơi” là hai chỉ tiêu hóa học đã tạo nên đặc thù chất lượng.
Điều kiện địa lý: Địa hình chủ yếu là núi thấp kiến tạo trên nền núi lửa cổ. Địa hình nhỏ hẹp, bề mặt khá bằng phẳng, thoải dần từ giữa đảo ra bờ rìa đảo, độ cao trung bình khoảng 20 mét đến 25 mét so với mực nước biển.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng ven biển, khô hạn về mùa nắng, giông bão và gió lớn về mùa mưa. Lượng mưa trung bình năm thấp, biến động giữa các tháng trong năm mạnh từ 0,1 – 1.244,2 mm. Tổng bức xạ lớn, số giờ nắng từ 38,0 – 334,5 giờ/tháng. Thổ nhưỡng của KVĐL có độ pHH2O từ 7,79 – 8,51, pHKCL từ 7,03 – 8,13, hàm lượng kali dễ tiêu từ 2,02 – 13,50 mg/100g được cấu tạo từ các loại đá bazan lỗ hổng do núi lửa cổ phun trào, cùng với đá vôi san hô, cát kết vôi, bột kết, sét kết đã thành tạo nên đặc thù về thổ nhưỡng của Lý Sơn…Đất bazan là nguồn tài nguyên quan trọng của đảo Lý Sơn, là nguyên liệu được sử dụng để phối trộn làm giá thể trồng tỏi Lý Sơn.
YẾU TỐ TỰ NHIÊN:
Khí hậu: lượng mưa, nhiệt độ, số giờ nắng, tổng bức xạ nhiệt, biện độ nhiệt, độ ẩm…
Thuỷ văn: sông ngòi, kênh rạch, lượng nước ngầm…
Địa chất: tính chất đất…
Địa hình: độ cao, độ dốc, các đặc điểm địa hình…
Hệ sinh thái
Các điều kiện tự nhiên khác.
YẾU TỐ CON NGƯỜI
Kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất,
Quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
Nón lá Huế
Khu vực ĐL: Vùng nguyên liệu lá nón: h.A Lưới và H. Nam Đông
Vùng nguyên liệu làm vành nón: xã Bình Điền (h.Hương Trà);
Vùng sơ chế nguyên liệu lá nón: p.Phước Vĩnh, thôn Đốc Sơ – p.An Hòa (TP.Huế);
Vùng sản xuất khung (khuôn) chằm: p.Phước Vĩnh (TP.Huế), xã Phú Mỹ (h.Hòa Vang);
Các làng nghề chằm nón lá…
Đặc tính, chỉ tiêu chất lượng:
Hình thái: màu trắng xanh, có những đường điểm xuyết màu xanh rất nhẹ theo chiều dọc lá nên về cơ bản sắc màu nón lá Huế vẫn là trắng. Nón lá Huế mỏng, nhẹ, thanh tao, mềm mại, đẹp chắc, bền và cân đối.
– Trọng lượng: 57,4 – 60,3 M(g);
– Đường kính nón: 40,7 – 41,8 (cm);
– Chiều cao nón: 17,5 – 18,8 (cm);
– Tính cân đối của nón..;
– Chỉ số về độ bền tương đối của nón..
Điều kiện địa lý:
– Nguyên liệu để sản xuất nón lá Huế là cây lá nón được trồng ở huyện A Lưới và huyện Nam Đông, đây là vùng có lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên phù hợp với sự phát triển của cây lá nón.
– Trong khâu kỹ thuật, thợ làm nón lá Huế có kinh nghiệm chọn lá dù khô cũng còn giữ được màu xanh nhẹ, 16 vành nức thường mảnh được vót tròn trĩnh, tỉ mỉ và công phu. Lá được ủi nhiều lần, cẩn thận cho thật phẳng và láng. Hình dáng của chiếc nón lá Huế phụ thuộc rất nhiều vào khung chằm. Khung chằm (khuôn nón) phải được đặt riêng với yêu cầu cụ thể để dáng của chiếc nón lá sau này cân đối, đẹp mắt, vừa ý. Khi xây và lợp lá phải thật khéo, nhất là khâu sử dụng lá chêm, tránh việc chồng nhau nhiều lớp để sao cho nón thanh và mỏng, mũi chỉ chằm phải sát để kẽ lá ôm khít lấy nhau. Khi nón chằm hoàn tất, người thợ đính cái soài bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền…
Các trường hợp không bảo hộ
– Tên gọi chung của hàng hoá
– CDĐL nước ngoài: không được bảo hộ; chấm dứt bảo hộ; không còn được sử dụng
– Trùng/tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ/nộp đơn trước nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc TM
– CDĐL gây hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm
Quyền với chỉ dẫn địa lý
Sử dụng CDĐL
– Gắn CDĐL lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch;
– Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang CDĐL;
– Nhập khẩu hàng hoá có mang CDĐL.
Hành vi bị ngăn cấm (xâm phạm quyền)
– Sử dụng CDĐL cho sản phẩm thuộc khu vực địa lý, không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng
– Sử dụng CDĐL cho sản phẩm tương tự nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín
– Sử dụng dấu hiệu trùng/tương tự CDĐL sản phẩm không xuất xứ từ khu vực địa lý gây hiểu sai về nguồn gốc địa lý
– Sử dụng CDĐL cho rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không xuất xứ từ khu vực địa lý kể cả chỉ dẫn về xuất xứ thật dịch nghĩa, phiên âm, “loại”, “kiểu”, “phỏng theo”…
Giới hạn quyền
– Quyền sử dụng không được chuyển giao
– Quyền ngăn cấm:
Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường hợp pháp;
Nhãn hiệu bảo hộ trước trung thực
Mô tả trung thực
– Quyền định đoạt: Không được chuyển nhượng quyền sở hữu
Thời hạn bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn và chỉ chấm dứt khi:
– Điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm.
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ ở nước xuất xứ.
(Khoản 7 Điều 93, khoản 1 Điều 95 Luật SHTT)
Xung đột quyền
CDĐL và nhãn hiệu:
– Không bảo hộ CDĐL trùng/tương tự
– Nhãn hiệu được bảo hộ trước/nộp đơn trước ngày nộp đơn đăng ký CDĐL
– Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý được thực hiện có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại với nhãn hiệu
(Khoản 3 Điều 80 Luật SHTT)
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý
– Không bảo hộ nhãn hiệu: dấu hiệu làm hiểu sai lệch/ gây nhầm lẫn/lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ;
– Không có khả năng phân biệt: Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của HHDV, trừ trường hợp: đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; hoặc đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
Không có khả năng phân biệt:
– Dấu hiệu trùng/tương tự với CDĐL được bảo hộ nếu việc sử dụng làm người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý;
– Dấu hiệu trùng/chứa CDĐL/dịch nghĩa, phiên âm từ CDĐL cho rượu vang, rượu mạnh: đăng ký cho rượu vang, rượu mạnh và không xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng.
Tôn trọng quyền được xác lập trước: Quyền SHCN có thể bị huỷ bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước. (Khoản 1 Điều 17 NĐ 103/2006/NĐ-CP)