Thứ sáu (11/10/2024)

Tại sao khi shark đầu tư luôn lấy 36% hoặc 51%

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Tại sao các nhà đầu tư thường muốn lấy 36% hoặc 51% tỷ lệ cổ phần khi tiến hành góp vốn vào một công ty. Giá trị cổ phần chi phối biểu quyết, phủ quyết trong công ty có ý nghĩa như nào?

Hiện nay, Sharktank là một chương trình truyền hình thu hút nhiều lượt khán giả theo dõi. Trong chương trình này các nhà đầu tư khi được gọi vốn luôn muốn có tỷ lệ cổ phần trong công ty là 36% hoặc 51%. Tại sao lại như vậy? Chắc có nhiều người thắc mắc vì các shark thường muốn con số này dù có phải mất nhiều tiền hơn so với con số mà người gọi vốn đưa ra.

Theo quy định 36% cổ phần công ty sẽ cho các nhà đầu tư quyền phủ quyết, 51% cổ phần sẽ là quyền chi phối công ty khi các nhà đầu tư nắm cổ phần lớn hơn. Các bạn có thể tham khảo một số quy định sau của luật doanh nghiệp 2020

Điều 58. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này và Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau:
a) Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;
b) Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại điểm a khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
3. Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
4. Trường hợp cuộc họp đủ điều kiện quy định tại Điều này không hoàn thành chương trình họp trong thời hạn dự kiến thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày khai mạc cuộc họp đó.
Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
4. Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua cuộc họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
5. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Điều 145. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Theo quy định trên có thể thấy với 51% là tỷ lệ tối thiểu để họp đại hội đồng cổ đông và 36% là tỷ lệ để phủ quyết một trong các vấn đề chính của công ty (lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, đầu tư, giải thể công ty..). Do đó với 51% cổ phần này đôi khi một founder sẽ trở thành người làm thuê trên chính ý tưởng của mình và có thể bị “đuổi việc” bất cứ lúc nào cho dù có là đồng sáng lập công ty hay không! Trong vòng đời của một công ty có thể sẽ phả tiến hành gọi vốn nhiều lần, có thể gọi vốn tại SharkTank không phải là lần gọi vốn duy nhất. Nếu trong quá trình công ty phát triền sẽ gọi vốn của nhiều nhà đầu tư và nhiều lần khác, qua mỗi lần này số vốn của nhà sáng lập sẽ ngày càng ít đi hoặc các nhà đầu tư sẽ đổ thêm tiền để thôn tính công ty.

Trên thực tế, tỷ lệ sở hữu và quyền của cổ đông còn liên quan tới điều lệ công ty (có thể không phụ thuộc vào tỷ lệ nêu trên) do luật có quy định mở “tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định“. Theo đó, thực tế việc deal giá trên truyền hình sẽ khác biệt nhiều so với thực tế của công ty. Ngoài ra, việc thay đổi thành viên hay cổ đông của công ty hiện nay cũng rất đơn giản.

Xem thêm:
Nội dung của điều lệ công ty
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty
Thay đổi thành viên công ty TNHH

Dù rằng, startup do bạn nghĩ ra và đang đứng tên đại diện theo pháp luật (CEO – giám đốc điều hành) nhưng nếu không nắm được cổ phần chi phối trong công ty thì bạn hoàn toàn có thể bị hất ra khỏi công ty bất cứ lúc nào nếu các nhà đầu tư chi phối muốn. Do vậy, khi tiến hành mở công ty hoặc gọi vốn cần hiểu rõ các kiến thức về luật doanh nghiệp và tỷ lệ quyền lợi tương ứng với tỷ lệ vốn trong công ty để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan