Nhãn hiệu âm thanh là gì? Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu âm thanh?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Nhãn hiệu âm thanh là gì? Điều kiện, cách thức bảo hộ nhãn hiệu âm thanh? Hướng dẫn thủ tục bảo hộ nhãn hiệu âm thanh?
Nhãn hiệu âm thanh là gì?
Theo quy định tại khoản 16, điều 4 luật SHTT 2022 quy định “16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Luật SHTT sửa đổi 2022 có hiệu lực thừa nhận bảo hộ thêm nhãn hiệu âm thanh. Theo đó, tại điều 72 luật SHTT 2022 quy định như sau:
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo đó, hiểu đơn giản là nhãn hiệu âm thanh đã được công nhận tại Việt Nam. Nhãn hiệu âm thanh là dấu hiệu âm thanh dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
Tương tự như các nhãn hiệu truyên thống khác, để được bảo hộ nhãn hiệu âm thành phải đáp ứng các tiêu chí để có thể phân biệt được hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong đó cần lưu ý.
Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu âm thanh
Về cơ bản, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu âm thanh tương tự với các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông thường khác và bổ sung thêm file và bản thể hiện của âm thanh. Cụ thể như sau:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
– 5 mẫu nhãn hiệu (tệp âm thành và bản thể hiện dạng đồ họa của âm thanh)
– Giấy ủy quyền (nếu có)
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
Thời gian giải quyết:
Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu âm thanh theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật SHTT 2022 áp dụng từ 14/01/2022. Theo đó, thời gian đăng ký nhãn hiệu âm thanh tương tự nhãn hiệu thông thường.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
2. Quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2022.
Thẩm định hình thức: 1 tháng
Công bố đơn: 2 tháng
Thẩm định nội dung: 9 tháng
Thời gian thực tế có thể lâu hơn so với quy định, nếu khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu âm thanh vui lòng liên hệ AZLAW để được hỗ trợ.