Thứ Bảy (20/04/2024)

Phân nhóm hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Cách thức phân nhóm, phân loại sản phẩm để đăng ký nhãn hiệu. Tra sản phẩm theo bảng Nice của cục SHTT

Một nhãn hiệu thông thường sẽ không thể được bảo hộ trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ là một trong những công đoạn quan trọng của quá trình. Theo quy định tại văn bản 04/VBHN-BKHCN ngày 31/12/2014 (hợp nhất 01/2007/TT-BKHCN và các văn bản hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ) quy định về việc phân nhóm, phân loại hàng hoá dịch vụ như sau:

7. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
7.1 Tài liệu tối thiểu
e) Đối tượng nêu trong đơn phải được phân nhóm, phân loại chính xác theo quy định. Nếu người nộp đơn không tự phân nhóm, phân loại hoặc phân nhóm, phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định.
Mục 5. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
37. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

37.4 Yêu cầu đối với tờ khai
e) Phần “Danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong Tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.

Xem thêm: Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu

Khách hàng có thể tham khảo bảng phân loại tại website của cục SHTT noip.gov.vn. Bảng phân loại được chia làm 45 nhóm ngành từ nhóm 01 đến nhóm 45, thông thường việc phân loại mang tính thủ công, tuy nhiên có một số cách để việc phân loại trở lên đơn giản hơn như sau:
– Bảng phân loại chia làm 2 phần chính: Từ nhóm 01 đến nhóm 34 sử dụng phân loại cho các loại hàng hoá, từ nhóm 35 đến nhóm 45 sử dụng phân loại cho các loại dịch vụ
– Việc phân nhóm dựa vào chức năng và mục đich sử dụng: Khi mục đích và chức năng của hàng hóa không được nói đến trong tiêu đề thì hàng hóa đó sẽ được phân loại trên cơ sở sự tương tự với sản phẩm hàng hóa khác trong danh mục theo vần chữ cái. Hoặc trường hợp không tìm được tiêu chí khác thì có thể dựa vào vật liệu, nguyên liệu và phương thức hoạt động của sản phẩm hàng hóa đó để phân loại.
– Đối với những sản phẩm hàng hóa không chỉ có một hoặc hai mục đích sử dụng mà có rất nhiều thì sẽ được phân vào nhóm nào đó tương thích về các công dụng và chức năng.
Ví dụ:
Phân nhóm hàng hóa cho vật liệu thô chưa được chế biến hoặc đã đã được chế biến một phần. Những hàng hóa này sẽ được phân nhóm dựa trên vật liệu tạo nên chúng.
Phân nhóm hàng hóa có một bộ phận được tạo thành từ sản phẩm khác: Những hàng hóa này sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm đó với điều kiện hàng hóa này không sử dụng với mục đích khác.
– Phân nhóm hàng hóa cho sản phẩm chưa hoàn chỉnh: Đối với những sản phẩm hàng hóa chưa được hoàn chỉnh hoặc đã hoàn chỉnh nhưng các vật liệu làm nên nó là những vật liệu khác nhau thì những hàng hóa đó sẽ được phân vào nguyên vật liệu có thành phần nhiều nhất.
– Hộp đựng sản phầm thì về nguyên tắc, những hàng hóa đó sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm đó.
Tương tự hàng hóa, các dịch vụ mang nhãn hiệu cũng không thể phân loại theo nhóm, theo phần giải thích hay theo vần chữ cái mà phải áp dụng những nguyên tắc sau:
–  Phân loại dựa vào ngành hoạt động được ghi rõ trong tiêu đề các nhóm. Hoặc nếu không, có thể phân loại dựa vào dịch vụ tương tự trong nhóm theo vần chữ cái.
– Những dịch vụ cho thuê sẽ được phân cùng nhóm với dịch vụ được được cung cấp bởi phương tiện cho thuê.
–  Các dịch vụ tư vấn được phân loại cùng nhóm với dịch vụ tương tự với lĩnh vực đó. Nguyên tắc phân loại này được áp dụng cho cả các dịch vụ tư vấn, thông tin qua các phương tiện điện tử.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan