Thứ Bảy (20/04/2024)

Thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Rút đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Rút đơn đăng ký nhãn hiệu khi chưa hoàn thành có được hoàn lại tiền không?

Trong một số trường hợp khi thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phát hiện ra nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ thì có thể làm thủ tục để rút đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo quy định tại điều 116 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) quy định:

Điều 116. Rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu giấy ủy quyền có nêu rõ việc ủy quyền rút đơn.
2. Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó bị chấm dứt.
3. Mọi đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố và mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều được coi là chưa từng được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Việc rút đơn được quy định tại mục 17.5 thông tư 01/2007/TT-BKHCN (hợp nhất) như sau:

17.5 Rút đơn
a) Việc rút đơn phải do chính chủ đơn hoặc do người đại diện được chủ đơn ủy quyền thực hiện thông qua tuyên bố bằng văn bản. Đối với đơn nộp qua đại diện, trong giấy ủy quyền phải nêu rõ việc ủy quyền rút đơn hoặc phải kèm theo thư lệnh chỉ rõ số đơn cần rút.
b) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ:
(i) Ra thông báo chấp nhận rút đơn trong trường hợp yêu cầu rút đơn đáp ứng quy định tại điểm 17.5.a của Thông tư này và chấm dứt việc xử lý đơn, ghi nhận việc rút đơn trong hồ sơ đơn. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã rút không thể được khôi phục mà chỉ có thể dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật Sở hữu trí tuệ; hoặc
(ii) Ra thông báo từ chối chấp nhận rút đơn do yêu cầu rút đơn không đáp ứng quy định tại điểm 17.5.a trên đây.

So với quy định cũ, thì luật SHTT 2022 áp dụng từ ngày 01/01/2023 khi chủ đơn rút đơn sẽ không được hoàn phí với các công việc chưa thực hiện xong.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan