Thứ Sáu (26/04/2024)

Sáng chế là gì? Điều kiện bảo hộ sáng chế?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Sáng chế là gì? Có các loại sáng chế nào? Điều kiện bảo hộ sáng chế theo quy định pháp luật

Sáng chế là gì?

Theo quy định tại điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi) quy định “12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Đối tượng bảo hộ của sáng chế gồm:
– Vật thể: Dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…
– Chất thể: Vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm
– Vật liệu sinh học: Gen, thực vật, động vật biến đổi gen
– Quy trình: Quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoàn, dự báo, kiểm tra xử lý
– Sáng chế dạng “sử dụng”: sử dụng một đối tượng đã biết theo chức năng mới

Không phải là giải pháp kỹ thuật
– Ý tưởng hoặc ý đồ: Chỉ nêu vấn đề mà không giải quyết vấn đề
– Vấn đề không mang tính kỹ thuật và không giải quyết được bằng cách thức kỹ thuật: Định luật, phương pháp hệ thống, tổ chức, quản lý, đào tạo, hệ thống ngôn ngữ…
– Sản phẩm do tự nhiên chi phối, không phải sáng tạo

Đối tượng loại từ:
– Vi phạm trật tự, đạo đức xã hội
– Phát minh KH, lý thuyết KH, phương pháp toàn học
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính
– Cách thức thể hiện thông tin
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ
– Giống thực vật, động vật
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang tính chất sinh học mà không phải quy trình vi sinh
– Các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật

Giải pháp kỹ thuật là gì?

Theo quy định tại thông tư 01/2007/TT-BKHCN (hợp nhất 2017)

25.3 Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong đơn và loại văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
b) Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế – là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
(i) Sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
(ii) Quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.

Ví dụ – giải pháp kỹ thuật X gồm:
Quy trình đóng nắp và đếm số lượng chai thành phẩm bao gồm các bước:
(i) đóng nắp chai bằng máy dập thủy lực;
(ii) phát hiện nhờ cảm biến mắt thần khi có chai được đóng nắp đi qua và tăng số lượng chai lên 1;
(iii) xuất ra kết quả khi dừng sản xuấtbởi máy tính điều khiển.

Các bước trong quy trình sử dụng phương tiện kỹ thuật (máy dập thủy lực, cảm biến mắt thần, máy tính điều khiển)

Điều kiện bảo hộ sáng chế

Sáng chế có 2 loại bảo hộ cụ thể là bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu có:
– Tính mới
– Trình độ sáng tạo
– Khả năng áp dụng công nghiệp
Thời gian bảo hộ đối với BĐQ SC là 20 năm

Sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải hiểu biết thông thường và có
– Tính mới
– Khả năng áp dụng công nghiệp
Thời gian bảo hộ đối với BĐQ GPHI là 10 năm

Tính mới

Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
– Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.

Ngoại lệ sáng chế không bị coi là mất tính mới:
– Nếu được được người người có quyền quyền đăng ký hoặc người người người có được được được thông tin về SC một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp từ người người người đó bộc lộ công khai khai với với điều điều kiện kiện đơn đơn đăng đăng ký SC được được nộp tại tại Việt Nam trong trong thời thời hạn mười hai tháng tháng kể từ ngày bộc lộ.
– SC được bộc lộ trong trong trong đơn đơn đơn đăng ký SHCN hoặc hoặc VBBH SHCN do cơ quan QLNN về SHCN công bố trong trong trường hợp việc công bố không không phù hợp hợp hợp với quy định của pháp luật luật hoặc hoặc đơn đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Trình độ sáng tạo

– Là một bước tiến sáng sáng tạo
– Không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng

Giải pháp kỹ thuật SC được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều 60 luật SHTT không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của SC.

Khả năng áp dụng công nghiệp

Có thể thực hiệnđược được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của SC và thu được kết quả ổn định.

Các thức nộp đơn

1. Nộp trực tiếp tại cục SHTT hoặc văn phòng đại diện của cục SHTT
– Tổ chức, cá nhân VN, cá nhân nước ngoài thường trú tại VN
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất kinh doanh tại VN, đại diện hợp pháp tại VN (chi nhánh, VPĐD, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài)
2. Thông qua đại diện SHCN
– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại VN
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh, đại diện hợp pháp tại VN
3. Nộp qua đường bưu điện (ngày nộp đơn là ngày đóng dấu bưu điện)
4. Nộp đơn điện tử
– Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của cục SHTT
– Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia
Trụ sở cục SHTT tại HN: 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
VP tại HCM: Tòa nhà Hà Phan, lầu 7, 17 -19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão , quận 1, HCM
VP tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan