Thứ tư (11/09/2024)

Đăng ký, thông báo khoản vay nước ngoài

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Quy định về khoản vay nước ngoài, các loại khoản vay nước ngoài. Thủ tục thông báo và đăng ký khoản vay nước ngoài

Vay nước ngoài là gì? Các loại khoản vay nước ngoài và điều kiện để vay nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài có thể cho doanh nghiệp vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và chuyển khoản vay đó thành vốn góp trong doanh nghiệp. Khoản vay này được quản lý bởi Ngân hàng nhà nước, do vậy nhà đầu tư và doanh nghiệp cần lưu ý các thủ tục đăng ký khoản vay.

Các loại khoản vay nước ngoài

Khoản vay nước ngoài được chia làm hai loại:
Khoản vay ngắn hạn: có thời hạn vay dưới 1 năm
Khoản vay trung, dài hạn: có thời hạn vay từ 1 năm trở lên

Điều kiện thực hiện khoản vay nước ngoài

Để thực hiện khoản vay nước ngoài, các bên phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hình thức hợp đồng vay: Hợp đồng vay phải lập thành văn bản và phải được các bên ký kết hợp lệ trước khi giải ngân
2. Loại tiền cho vay: Việc vay và trả nợ nước ngoài phải được thực hiện bằng ngoại tệ. Các bên chỉ được thoả thuận việc vay và trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật
3. Mục đích sử dụng vốn vay
Bên đi vay được quyền sử dụng vốn vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của bên đi vay. Tuy nhiên bên đi vay phải thoả mãn các điều kiện sau:
– Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn;
– Trường hợp bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận từ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Trường hợp bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dự nợ vay trong nước) của bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài: Bên đi vay phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài. Trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì được sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có liên quan. Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 1 ngân hàng được phép. Bên đi vay có thể dùng 1 tài khoản cho một hoặc nhiều khoản vay nước ngoài.

Chi phí vay nước ngoài: Chi phí vay nước ngoài bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà bên đi vay chắc chắn phải trả cho bên vay và các bên có liên quan khác. Chi phí vay nước ngoài do bên đi vay và bên cho vay thoả thuận, trừ một số trường hợp đặc biệt ngân hàng nhà nước công bố và áp dụng mức trần về chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, nếu các bên thoả thuận chi phí vay nước ngoài không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường, cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền có thể ấn định thuế theo quy định của pháp luật.

Đăng ký khoản vay nước ngoài

Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định về các loại khoản vay phải thực hiện đưng ký như sau:

Điều 9. Khoản vay phải thực hiện đăng ký
Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
3. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài: Sau khi lựa chọn được bên cho vay cũng như thoả thuận được các nội dung của hợp đồng vay vốn với phía nước ngoài, các bên ký hợp đồng vay và mở tài khoản vay. Đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thuộc trường hợp phải đăng ký, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài
– Vụ quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) xác nhận đăng ký đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 triệu USD (hoặc tương đương) và các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam
– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bên đi vay đặt trụ sở chính xác nhận đăng ký đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 triệu USD (hoặc tương đương).

Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký khoản vay:
Bên đi vay nộp hồ sơ đăng ký khoản vay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày:
– Các bên ký thoả thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành khoản vay trung, dài hạn
– Ngày tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn góp đầu tiên đối với khoản vay ngắn hạn hoặc không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên
– Các bên ký hợp đồng vay trung, dài hạn hoặc thoả thuận rút vốn (nếu các bên đã ký hợp đồng khung về việc vay trung và dài hạn)

Thời hạn xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài:
Vụ quản lý ngoại hối hoặc ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài trong thời hạn sau:
– 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với hồ sơ nộp trực tuyến; hoặc
– 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với hồ sơ nộp qua bưu điện và nộp trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài

– Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN).
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay.
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay.
– Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) Hợp đồng vay vốn, thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có). Hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.
– Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh;
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước. Trừ trường hợp Bên đi vay là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
– Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản (trong một số trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
– Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
– Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Chế độ báo cáo đối với khoản vay

Báo cáo định kỳ: Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày thứ 5 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, bên đi vay phải nộp báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay trả nợ nước ngoài cho ngân hàng nhà nước theo hình thức trực tuyến hoặc hình thức truyền thống.
Báo cáo đột xuất: Trong cáo trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, bên đi vay phải thực hiện báo các đột xuất theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan