Thứ Bảy (27/04/2024)

Thủ tục góp vốn bằng khoản vay

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Góp vốn bằng khoản vay có được không? Thủ tục góp vốn bằng khỏa vay trong công ty như thế nào? AZLAW là công ty luật tư vấn và thực hiện thủ tục góp vốn bằng khoản vay.

Khi xem Shark Tank, một số trường hợp người xem thấy các Shark đầu tư dưới hình thức là khoản vay chuyển đổi. Vậy góp vốn bằng khoản vay như thế nào? Việc góp vốn bằng khoản vay có ưu, nhược điểm gì so với góp vốn thông thường?

Góp vốn bằng khoản vay là gì?

Góp vốn bằng khoản vay bản chất là một thỏa thuận dân sự trong đó hai bên (bên vay, bên cho vay) thỏa thuận chuyển khoản vay thành tiền góp vốn. Sau khi chuyển khoản vay thành tiền góp vốn công ty vay (bên nhận góp vốn) thực hiện tăng vốn điều lệ tại phòng đăng ký kinh doanh.

Tại sao lại góp vốn bằng khoản vay? Khi đầu tư, nếu nhà đầu tư chưa chắc chắn về hiệu quả đầu tư của mình có thể lựa chọn bằng cách cho công ty vay tiền (tương đương với khoản dự kiến đầu tư). Theo đó, nếu công ty làm ăn thua lỗ thì khoản vay này sẽ tính là một khoản nợ với công ty (kèm theo lãi suất). Nếu công ty kinh doanh có lãi, nhà đầu tư có thể chuyển đổi khoản vay này thành phần vốn góp của công ty để hưởng lợi nhuận tương ứng theo % góp vốn.

Thủ tục góp vốn bằng khoản vay

Trường hợp không có yếu tố nước ngoài
Đối với trường hợp nhà đầu tư Việt Nam khi góp vốn bằng khoản vay, có thể làm văn bản thỏa thuận về việc góp vốn với bên vay (công ty). Sau khi thỏa thuận, trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện công ty thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở hồ sơ gồm:
– Biên bản họp về việc góp vốn bằng khoản vay
– Quyết định về việc góp vốn bằng khoản vay
– Thông báo về việc tăng vốn điều lệ
– Văn bản ủy quyền cho nhân viên thực hiện thủ tục và giấy tờ pháp lý của người thực hiện

Lưu ý: Trong hồ sơ không yêu cầu chứng minh giấy tờ vay và thỏa thuận góp vốn bằng khoản vay. Tuy nhiên, phần hình thức tăng vốn có thể ghi như sau:

Hình thức tăng vốn: Tăng vốn góp của thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty:
– Ông A tăng thêm 2.170.000.000 VNĐ (cụ thể góp thêm 870.000.000 VNĐ bằng tiền và công ty chuyển đổi khoản vay 1.300.000.000 VNĐ vay ông A thành vốn góp theo thỏa thuận)
– Bà B tăng thêm 930.000.000 VNĐ (công ty chuyển đổi một phần khoản vay bà B thành vốn góp theo thỏa thuận)

Trường hợp có yếu tố nước ngoài: Trường hợp khoản vay có yếu tố nước ngoài của các công ty FDI, việc góp vốn bằng khoản vay thực hiện theo ba bước.
Bước 1: Đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với NHNN trong vòng 30 ngày kể từ ngày hai bên ký kết thỏa thuận thay đổi khoản vay thành vốn góp. Sau khi nhận được chấp thuận của NHNN mới thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Hồ sơ tương tự với trường hợp ở trên.
Bước 3: Điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư ghi nhận mức vốn thực hiện dự án. Với sự thay đổi về vốn đầu tư, công ty phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư với cơ quan quản lý về đăng ký đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới.

Lưu ý khi góp vốn bằng khoản vay

Khi góp vốn bằng khoản vay cần lưu ý việc góp vốn bằng khoản vay tại Việt Nam khác với việc góp vốn khoản vay nước ngoài do các quy định về ngoại hối và quy định về đầu tư.

1. Đối với các trường hợp góp vốn bằng khoản vay nước ngoài cần đáp ứng các quy định về đầu tư
Khi góp vốn bằng khoản vay nước ngoài cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nếu thuộc các trường hợp quy định (ngành nghề hạn chế đầu tư, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài)

2. Đối với khoản vay nước ngoài: Theo quy định tại điều 34 thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định

Điều 34. Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài
2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài:
b) Trả nợ bằng cổ phần hoặc phần vốn góp của Bên đi vay phù hợp với quy định của pháp luật;

Theo đó, tùy từng khoản vay có thể phải báo cáo hoặc thay đổi khoản vay theo quy định. Đặc biệt, do việc quản lý về ngoại hối và đầu tư do các cơ quan khác nhau quản lý. Do vậy, việc thực hiện có thể mất thời gian hơn so với thủ tục thông thường theo luật định.

Xem thêm: Khoản vay nước ngoài

Trường hợp 1: Đối với khoản vay ngắn hạn doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với ngân hàng nhà nước về việc chuyển đổi khoản vay thành vốn đầu tư (do khoản vay ngắn hạn không cần đăng ký)

Trường hợp 2: Đối với khoan vay dài hạn doanh nghiệp thông báo điều chỉnh khoản vay nước ngoài theo điều 16, 17 thông tư 03/2016/TT-NHNN như sau:

Điều 16. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi Khoản vay
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay trên Trang điện tử, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn theo Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời Điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài), Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay hoặc cơ quan xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay lần gần nhất đối với trường hợp đã có đăng ký thay đổi Khoản vay để thực hiện việc đăng ký thay đổi Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay trong thời hạn:
a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến), hoặc;
b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống);
c) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay và các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để Bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của Khoản vay trên Trang điện tử để lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống.
Điều 17. Hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay
1. Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi Khoản vay đã ký (có xác nhận của Bên đi vay) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa thuận giữa các bên.
3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về nội dung thay đổi Khoản vay đối với trường hợp Khoản vay của Bên đi vay được bảo lãnh.
4. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay hoặc kéo dài thời hạn vay.
5. Thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay.
6. Thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 7 Điều 14 Thông tư này đối với trường hợp Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng kim ngạch vay nước ngoài.
7. Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời Điểm đăng ký thay đổi Khoản vay đối với trường hợp đăng ký thay đổi kim ngạch vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài Khoản.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan