Thứ Sáu (19/04/2024)

Các trường hợp không được hưởng thừa kế

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Người thừa kế có những hành vi vi phạm đạo đức xã hội có thể bị pháp luật tước quyền hưởng di sản, vậy pháp luật quy định về vấn đề này ra sao?

Trường hợp nào không được hưởng thừa kế? Các trường hợp bị tước quyèn hưởng di sản thừa kế là những trường hợp nào? Tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Người thừa kế có một trong các hành vi sau sẽ không được quyền hưởng di sản khi:
– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản
– Bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản.
Theo đó, trong trường hợp người thừa kế đã bị Tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về một trong các hành vi trên thì sẽ không có quyền hưởng di sản thừa kế. Do đó, những người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, ngược đãi hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người để lại di sản nhưng chưa bị kết án về những hành vi này thì vẫn có quyền hưởng di sản.

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản còn sống ( Ví dụ: cha, mẹ với con cái, ông bà với cháu,…). Nếu người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ này làm cho người để lại di sản lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần thì người thừa kế không được quyền hưởng di sản

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Người thừa kế không được quyền hưởng di sản thừa kế khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Đã bị Tòa án kết tội bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác
– Mục đích của hành vi xâm phạm này là nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản của người thừa kế khác bị người đó xâm phạm, đây là động cơ của người phạm tội và cần được ghi nhận trong bản án.
Người đã được xóa án tích về hành vi này vẫn không được quyền hưởng di sản. Người không bị kết án vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế.

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây chính là một trong các quyền của cá nhân được pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Do đó hành vi lừa dối, cưỡng ép, cản trở việc lập di chúc của người để lại di sản là hành vi trái pháp luật, nên người nào có hành vi cản trở sẽ không được quyền hưởng di sản do người có di sản để lại.
Việc giả mạo, sửa chữa, hủy, che dấu di chúc để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản cũng sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Như vậy, nếu như người thừa kế có một trong các hành vi như trên mà người để lại di sản thừa kế không biết hành vi của những người đó hoặc biết nhưng họ chưa kịp sửa đổi di chúc thì pháp luật sẽ tước quyền hưởng di sản của người đó. Vậy nên nếu người để lại di sản biết về hành vi của người thừa kế mà vẫn cho họ được hưởng di sản thì pháp luật tôn trọng ý chí và quyền định đoạt về tài sản của người để lại di sản, người thừa kế vẫn được hưởng di sản

Lưu ý: Người thừa kế bị tước quyền thừa kế bao gồm cả người thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Những người này ngay cả khi thuộc trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di di chúc sẽ không được hưởng di sản do bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản vì có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức (trừ khi người lập di chúc biết hành vi vi phạm của người thừa kế mà vẫn cho họ hưởng di sản)

Nếu người lập di chúc không để lại di sản cho những người thừa kế theo pháp luật (mặc dù không thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 621 Bộ luật dân sự 2015) được gọi là truất quyền thừa kế nhưng trong trường hợp này những thừa kế vẫn có quyền hưởng di sản nếu thuộc trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di di chúc.


Ngược đãi cha mẹ có được hưởng thừa kế không?

Bà A chết vào tháng 02 năm 2017. Khi chết bà không để lại di chúc chia di sản thừa kế. Bà có một con trai duy nhất, từng bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của bà A. Tuy nhiên vào thời điểm bà A chết, con trai bà đã được xóa án tích. Vậy con trai bà A có được hưởng di sản thừa kế của bà A không?

Trả lời: 

Tại điểm a khoản 1 điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 có quy đinh về các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Theo như quy định trên,thì con trai bà A không được quyền hưởng di sản vì anh ta đã có hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của bà A – người để lại di sản thừa kế.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan