Thứ Sáu (19/04/2024)

Mua bán giấy khám sức khỏe? Mức phạt làm giấy KSK giả?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Mua bán giấy khám sức khỏe là gì? Mua bán giấy khám sức khỏe có phạm luật hay không? Xử lý đối với hành vi mua bán giấy khám sức khỏe?

Giấy khám sức khỏe là gì?

Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ do cơ quan Y tế có thẩm quyền cấp cho người yêu cầu khám sức khỏe để phục vụ mục đích như nộp hồ sơ xin việc, xin học, thi bằng lái,… Hiện nay, giấy khám sức khỏe giả được rao bán công khai do giá thành rẻ và không tốn thời gian cho người yêu cầu khám, tuy nhiện việc này lại làm ảnh hưởng tới nhà nước và các cơ sở khám, chữa bệnh.

Quy định về khám sức khỏe

Theo thông tư 14/2013/TT-BTY quy định trình tự, thủ tục khám sức khỏe như sau:
– Người yêu cầu khám nộp giấy khám sức khỏe theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư này, điền đầy đủ thông tin do cơ sở khám sức khỏe yêu cầu
– Cơ sở khám sức khỏe đối chiếu ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh của người yêu cầu khám. Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người yêu cầu khám
– Sau khi khám sức khỏe đúng quy trình, cơ sở khám kết luật và trả giấy khám sức khỏe

Theo đó, khi không thực hiện đúng trình tự nêu trên hoặc mua giấy khám sức khỏe thì bị coi là Giấy khám sức khỏe giả. Do trình tự, thủ tục mua Giấy khám sức khỏe giả được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng: Giấy tờ cá nhân, ảnh, thông tin khách hàng
Bước 2: Thực hiện làm giấy khám sức khỏe: Đóng dấu, ký tên vào giấy khám sức khỏe mà không thực hiện việc khám
Bước 3: Kết luận và bàn giao kết quả cho khách hàng: Kết luận sức khỏe thuộc hạng I, II (Đạt yêu cầu)

Xử phạt mua bán giấy khám sức khỏe

Theo quy định tại điều 341 bộ luật hình sự 2015 các trường hợp sử dụng con dấu, chữ ký giả để làm giấy khám sức khỏe xử phạt như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, tội sử dụng Giấy khám sức khỏe giả được quy vào tội hình sự, khung hình phạt cao nhất là 100 triệu đồng và 7 năm tù, tùy vào mức độ

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan