Thứ Sáu (19/04/2024)

Mức phạt khi sử dụng và mua bán pháo hoa, pháo nổ

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Đốt pháo vào các dịp tết, lễ cưới có bị xử phạt hay không? Mức phạt đối với hành vi sử dụng, mua, bán pháo hoa, pháo nổ

Văn hóa sử dụng pháo nổ đã có từ lâu đời ở nước ta, đặc biệt nó được sử dụng khá nhiều trong các dịp lễ, tết hoặc trong những sự kiện quan trọng như khai trương, động thổ, cưới hỏi. Vậy, hành vi tàng trữ và sử dụng pháp nổ bị phạt như thế nào?

Phân biệt pháo hoa, pháo nổ?

Theo quy định tại nghị định 137/2020/NĐ-CP định nghĩa như sau:

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Nghiêm cấm sử dụng pháo nổ

Theo khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

Như vậy, sử dụng trái phép các loại pháo nổ (bao gồm cả pháo hoa nổ) là hành vi bị nghiêm cấm. Việc “đốt pháo nổ chơi” trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi…).

Người dân được phép sử dụng pháo hoa

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:

Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Mức phạt đối với hành vi đốt pháo nổ

Theo điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

Như vậy, đối với việc đốt pháo dịp tết bao gồm cả pháo hoa, pháo bánh có thể bị xử phạt đến 10 triệu đồng.

Xử lý hình sự khi đốt pháo

Hành vi đốt pháo trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 305 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Vậy đốt bao nhiêu quả pháo vào tết nguyên đán thì bị bắt?

Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
c) Làm chết 02 người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
c) Làm chết 03 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, việc “đốt pháo dịp Tết” trái phép có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

Các vấn đề thường gặp liên quan tới việc đốt pháo

1. Bán pháo bông qua dịp tết có vi phạm pháp luật không? Theo nghị định 137/2020/NĐ-CP pháo bông que thuộc loại pháo phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh, được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ và không gây ra tiếng nổ. Vì vậy, việc mua bán, sử dụng pháo bông que không vi phạm pháp luật.

2. Tự mua pháo về đốt trong đêm giao thừa có được không? Theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì hành vi mua bán, sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa nổ là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ mức độ sử dụng dụng. Còn đốt pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ thì vẫn được phép mua bán, sử dụng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan