Thứ Năm (25/04/2024)

Tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Hộ kinh doanh muốn dừng hoạt động một thời gian thì làm những gì? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh và xác nhận không nợ thuế cho hộ kinh doanh

Khi hộ kinh doanh gặp khó khăn, chủ hộ kinh doanh có thể lựa chọn phương án tạm ngưng hoạt động (tạm ngừng kinh doanh). Các vấn đề về tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh là gì? Tạm ngưng hoạt động là việc ngừng các hoạt động kinh doanh. Trường hợp này HKD phải thông báo với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi tạm ngưng hoạt động, hộ kinh doanh không cần đóng thuế

Hồ sơ tạm ngưng hoạt động hộ kinh doanh: Theo quy định của điều 91 nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
2. Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo cho hộ kinh doanh.

Như vậy, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh như sau:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thông báo, hộ kinh doanh cần phải nêu rõ thời gian tạm ngừng kinh doanh và thời gian hoạt động trở lại cũng như lý do của việc tạm ngừng kinh doanh.
– Xác nhận không nợ thuế của chi cục thuế địa phương quản lý hộ kinh doanh

Thủ tục tạm ngưng hoạt động hộ kinh doanh
Bước 1: Xác nhận không nợ thuế tại chi cục thuế nơi đặt hộ kinh doanh
Bước 2: Thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh

Phạt khi không thông báo hoạt động: Theo điều 63 nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt về tạm ngừng kinh doanh như sau

Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

Ngoài ra, tại điều 93 nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định:

Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
3. Trường hợp hộ kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký hoặc không gửi báo cáo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu chủ hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để giải trình. Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc giải trình không được chấp thuận thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình của hộ kinh doanh.

Thời gian tạm ngưng hộ kinh doanh? Khoản 1 Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định hạn chế “Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm” nữa. Như vậy, thời gian tạm ngừng kinh doanh là không hạn chế.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan