Tạm ngừng kinh doanh “trọn năm” là như thế nào?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
TRỌN NĂM khi tạm ngừng kinh doanh được hiểu như thế nào? Cách xác định thời gian tạm ngừng kinh doanh trọn năm. Tư vấn pháp luật về tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định về việc tạm ngừng kinh doanh đối với các trường hợp tạm ngừng kinh doanh “TRỌN NĂM” có một số ưu điểm đối với doanh nghiệp như sau:
– Tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh
– Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. => Nếu tạm ngừng TRỌN NĂM thì không cần nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (gồm báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN…)
Tuy nhiên một số trường hợp vẫn nhầm lẫn trong việc xác định thời điểm “TRỌN NĂM” là như thế nào? Hiện tại đang có 2 luống ý kiến, ví dụ ngày tạm ngừng kinh doanh là ngày 10/10/2017, luồng ý kiến thức nhất cho rằng “TRỌN NĂM” là tới 09/10/2018 còn luồng ý kiến thức hai cho rằng tới 10/10/2018. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xác định khái niệm “TRỌN NĂM” trong kế toán một cách chính xác theo các quy định pháp luật hiện hành. Căn cứ Điểm a khoản 1, Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về kỳ kế toán cụ thể như sau:
Điều 12. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
Tuy rằng, trong luật có quy định đến hết ngày, tuy nhiên trên thực tế áp dụng tại các biểu mẫu của cơ quan ĐKKD và cơ quan đăng ký thuế cũng ghi theo dạng “từ ngày …/… đến ngày …/…” và khi áp dụng cũng sẽ chỉ cần ghi từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hoặc từ ngày 01/04 đến 31/03 và ghi như này đã được hiểu từ ngày đầu tiên đến hết ngày cuối cùng. (Mẫu 01-ĐK-TCT theo thông tư 105/2020/TT-BTC)
Thực tế cho thấy, khi đăng ký năm tài chính tại mẫu đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký thuế ghi năm tài chính là từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 sẽ được chấp thuận bình thường (thay vì thông báo ghi thiếu 1 ngày). Như vậy sẽ phải hiểu thời hạn tạm ngừng kinh doanh “từ ngày …/… đến ngày …/…” sẽ phải là “từ ngày …/… đến hết ngày …/…”
Vì vậy, theo thực tế áp dụng đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh tại mẫu trong thông tư 01/2021/TT-BKHĐT khi thông báo tạm ngừng kinh doanh theo nội dung sau “Đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày … tháng … năm … cho đến ngày … tháng … năm …” sẽ cần phải hiểu theo các quy định trên.
Như vậy, với ví dụ ban đầu thời gian tạm ngừng TRỌN NĂM được tính từ ngày 10/10/2017 đến ngày 09/10/2018 và tạm ngừng tiếp lần 2 từ ngày 10/10/2018 đến ngày 09/10/2019. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho khách hàng xác định rõ ràng hơn như thế nào là “TRỌN NĂM” trong kế toán một cách rõ ràng. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ được hỗ trợ.