Thứ tư (11/09/2024)

Thủ tục thay đổi nơi KCB ban đầu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Điều kiện, hồ sơ, thời gian thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu và thẻ bảo hiểm y tế

Trong một số trường hợp cần thay đổi nơi KCB ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế, vậy thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào và thời gian thay đổi ra sao?

Điều kiện thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Theo khoản 2 điều 26 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về điều kiện thay đổi nơi KCB ban đầu như sau:

Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Như vậy, theo quy định chỉ có thể thay đổi nơi KCB ban đầu vào tháng đầu của mỗi quý (tháng 1, 4, 7, 10). Ngoài ra theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

Điều 47. Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT
3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.

Tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:

Điều 20. Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội:
b) Trong 10 ngày đầu của tháng đầu kỳ ký hợp đồng, cung cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh danh sách những người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo Mẫu số 8 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này vào đầu mỗi quý bằng bản điện tử hoặc văn bản có ký tên đóng dấu;

Do vậy, việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được thực hiện trong vòng 10 ngày của tháng đầu mỗi quý.

Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Tại hoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu như sau:

Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Trên thực tế việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thông thường chỉ bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
– Thẻ bảo hiểm y tế bản gốc

Thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế là bao lâu?

Thời gian cấp đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi KCB theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

Điều 30. Cấp thẻ BHYT
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan